Nhà nhà buôn đất, người người làm bất động sản, chấp nhận vay tiền với lãi suất cao để đầu tư khiến cho thị trường bị méo mó thảm hại. Do đó, các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, phải tiếp tục hạn chế cho vay đầu tư bất động sản để thị trường phát triển lành mạnh, ổn định.
Doanh nghiệp đang phải trả giá sau thời gian dài đầu tư ào ạt vào bất động sản
Nói về mặt bằng lãi suất ngân hàng hiện nay, Chủ tịch MTTQ TP Hà Nội, ông Đào Văn Bình chỉ đích danh, lãi suất tăng cao chót vót phần lớn do bong bóng bất động sản. Người người đua nhau buôn bán nhà đất, trượt giá liên tục kiếm lời rất nhanh nên càng hăm hở vay tiền để đầu tư. Ngân hàng thu được lãi cao nên bất chấp quy định huy động vốn bằng mọi giá. Vòng tròn này cứ xoay mãi đẩy giá đất và lãi suất lên cao, không có điểm dừng. Ông Đào Văn Bình dẫn chứng: “Một xã cách trung tâm Hà Nội tới 20km mà giá đất trong làng giờ tới 180 triệu đồng/m2. Vậy mà người ta vẫn cứ đổ xô vào vay tiền ngân hàng để mua...”.
Cùng quan điểm, ông Phạm Huy Hùng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam cho biết, không nơi nào trên thế giới có chuyện như Việt Nam: Lãi suất ngắn hạn lại cao hơn dài hạn. Ông nói: “Tôi chưa thấy sách vở nào dạy như thế, rủi ro ở trong đó là rất cao... Đấy là chưa kể quản trị ngân hàng hiện nay rất kém, không kiểm soát được dẫn tới tình trạng huy động vốn tràn lan, trắng trợn vi phạm các quy định. Thanh tra, kiểm tra cũng yếu, không xử lý được. Như thế làm gì chẳng đẩy lãi suất lên cao...”.
Nhìn lại giai đoạn gần đây, ông Phạm Huy Hùng cho rằng: “Người ta cứ tranh nhau làm BĐS. Doanh nghiệp lớn nhỏ đều làm. Ai cũng nghĩ làm BĐS thì thu lợi nhanh, giàu xổi theo kiểu “quê ta giàu lên từ đất”, nên hút một lượng tiền cực lớn vào BĐS, không còn tiền để cho vay phục vụ sản xuất nữa. Nghĩ BĐS lãi to, lãi suất nào cũng chịu được, doanh nghiệp chấp nhận huy động vốn với bất kỳ giá nào, 20% thậm chí 25%/năm cũng vay, gây rối loạn thị trường”.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương đồng ý rằng, nhu cầu nhà ở trong dân còn rất lớn nhưng phải xem lại đối tượng nào có nhu cầu. “Người thu nhập thấp lương 2-3 triệu đồng/tháng chưa đủ thuê nhà chứ mua sao nổi căn hộ 2-3 tỷ đồng. Giám đốc thu nhập 10 triệu đồng/tháng còn khó chứ đừng nói người lao động bình thường. Căn hộ ở nội thành cứ rao bán 2.000 USD/m2 thì thử hỏi đối tượng nào mua đây? Rồi lại xây nhà tràn lan ở tận Hưng Yên hay An Khánh để bán thì người lao động nào sẽ mua ở đó? Cứ đổ xô vào đầu tư, xây dựng, rồi thị trường lình xình, thanh khoản thấp thì ai sẽ mua nhà nữa? Thế nên, phải khẩn trương xử lý những bất ổn trên thị trường BĐS, không thể bị động, lúng túng mãi... Các ngân hàng đã cho vay BĐS lớn chắc chắn sẽ phải thu hẹp lại”.
Hơn 20 triệu đồng/m2 thì đau khổ lắm!
Trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô về kiến nghị nới tín dụng cho vay mua nhà ở để cứu thị trường BĐS của Bộ Xây dựng, ông Phạm Huy Hùng nói: “Đâu phải ngân hàng không cho vay mà cần phải nới. Chúng tôi vẫn cho vay nhưng vấn đề là vay thì phải trả. Người ta cũng phải có thu nhập đủ khả năng chi trả thì mới dám vay chứ vay mua bừa bãi với mặt bằng lãi suất và tình hình thị trường như hiện nay thì thử hỏi ai dám vay? Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả thì cũng không dám cho vay. Căn hộ trung bình giờ cũng trên 20 triệu đồng/m2, thu nhập chỉ vài triệu đồng/tháng thì ai dám vay để mua? Chỉ còn mỗi cách về xin tiền bố mẹ. Ông bà dành dụm cả đời, nay thương con cháu đưa cho mà mua thôi...”.
Cũng câu hỏi đó, ông Nguyễn Phi Thường - Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội nói thẳng, chưa tới lúc phải cứu thị trường BĐS. Ông Thường coi đây là cơ hội để thị trường tự thanh lọc. Các doanh nghiệp mạnh, có đủ tiềm lực tài chính sẽ tồn tại, các cơ sở làm ăn chụp giật, năng lực kém sẽ phải tự đào thải. “Cần kiên định chủ trương thắt chặt tiền tệ, nhất là với lĩnh vực phi sản xuất. Đó chính là con đường giúp thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững theo chiều sâu chứ không phải theo chiều rộng như hiện nay. Quan trọng hơn, xu hướng này sẽ giúp kéo giá BĐS về gần với khả năng của người mua, giúp nhiều đối tượng thu nhập trung bình và thấp có thêm cơ hội tiếp cận nhà ở...” - ông Nguyễn Phi Thường nói.
Trả lời câu hỏi về đề xuất nới tín dụng để cứu BĐS, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến nói, những tháng cuối năm, sức ép lạm phát vẫn gia tăng. Do đó, Chính phủ vẫn duy trì giải pháp thắt chặt tiền tệ nên chủ trương kiểm soát tín dụng bất động sản vẫn tiếp tục thực hiện bình thường. |
Theo Chính Trung (ANTĐ)
VIP
KHU BIỆT THỰ ĐẲNG CẤP THỨ TRƯỞNG PHỐ ĐỐC NGỮ- BA ĐÌNH- NHÀ LÔ GÓC 3 THOÁNG
37 tỷ 500 triệu- 116m2
Ba Đình, Hà Nội
Hôm nay
0979531***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Giỏ hàng Diamond - Celadon City mua trực tiếp từ CĐT chiết khấu 17%, nhà mới
6 tỷ 100 triệu- 96m2
Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0908567***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Căn hộ Penisula - Mặt tiền sông Hàn - Đà Nẵng giá chỉ từ 2,4 tỷ/ căn
2 tỷ 400 triệu- 48m2
Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0886052***
VIP
NHÀ SỔ HỒNG RIÊNG SIÊU ĐẸP ĐÓN TẾT, 1/ TÔ KÝ ,THỚI TAM THÔN ,HÓC MÔN
5 tỷ 990 triệu- 138m2
Huyện Hóc Môn , TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0977830***
VIP
Suất nội bộ giá chỉ từ 6,3tỷ, thanh toán chỉ 289tr/6 tháng duy nhất tại đây
125 triệu- 76m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
BÁN GẤP 10X40=400M2 ĐẤT GẦN KCN SHR GIÁ 195 TRIỆU BAO MỌI PHÍ SANG TÊN
195 triệu- 400m2
Chơn Thành, Bình Phước
Hôm nay
0938889***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: thị trường bất động sản