Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm, hình thành các phân vùng đô thị đa chức năng với hạt nhân là các khu vực trọng điểm về tài chính, thương mại, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao, nghiên cứu,… nhằm thúc đẩy tương tác trong các hoạt động kinh tế - xã hội và liên kết phát triển.
Cấu trúc không gian Thành phố phát triển theo 06 phân vùng gồm: Phân vùng trung tâm và các phân vùng phía Đông, phía Tây, phía Bắc, phía Nam và phía Đông Nam.
Mỗi phân vùng được cấu trúc theo hướng đa chức năng, gắn với các khu vực trọng điểm phát triển có vai trò trung tâm vùng, quốc gia và quốc tế nhằm tạo cơ hội việc làm và môi trường sống có chất lượng cao. Tổ chức không gian các phân vùng gắn với tổ chức hệ thống giao thông công cộng.
Cụ thể, phân vùng đô thị trung tâm (khu vực nằm phía trong đường Vành đai 2 và nằm phía Bắc kênh Đôi, kênh Tẻ). Quy mô diện tích khoảng 172 km2 ; Dự báo dân số đến năm 2040 là khoảng 5,4 - 6,05 triệu người
Đây là Trung tâm hành chính, đối ngoại, thương mại, dịch vụ, kinh tế tri thức, đô thị sáng tạo; Trung tâm của phân vùng đô thị trung tâm là khu vực trung tâm Sài Gòn, Chợ Lớn và phụ cận, đồng thời là trung tâm chính của toàn Thành phố.
Phân vùng phía Đông (thành phố Thủ Đức hiện nay). Quy mô diện tích khoảng 211 km2. Dự báo dân số đến 2040 là khoảng 2,2 - 2,64 triệu người.
Tính chất là đô thị sáng tạo, giáo dục, đào tạo, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính, y tế, du lịch sinh thái; Trung tâm tài chính quốc tế được định hướng phát triển tại khu vực Thủ Thiêm; Trung tâm chính của đô thị Thủ Đức được tổ chức tại khu vực Trường Thọ - Rạch Chiếc và phụ cận; Trung tâm hỗ trợ được tổ chức tại khu vực Long Phước - Tam Đa.
TP.HCM sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm.
Phân vùng phía Tây (gồm khu vực phía Bắc phân vùng đô thị trung tâm và một phần khu vực phía Nam - phần nằm phía Tây sông Cần Giuộc của huyện Bình Chánh và phần phía Tây Quốc lộ 1 thuộc quận Bình Tân - dự kiến phát triển thành đô thị Bình Chánh). Quy mô diện tích khoảng 233 km2. Dự báo dân số năm 2040 khoảng 1,55 - 1,86 triệu người.
Nơi đây là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược, giáo dục đào tạo.
Phân vùng phía Bắc (gồm huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và phần phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc Quận 12 - dự kiến phát triển thành đô thị Củ Chi - Hóc Môn); Quy mô diện tích khoảng 579 km2 ; Dự báo dân số năm 2040 khoảng 2,5 - 3,15 triệu người.
Tính chất là đô thị dịch vụ, giải trí, văn hoá, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe đan xen cảnh quan nông nghiệp, định hướng hình thành các khu công nghiệp, giáo dục, đào tạo, công nghệ, khu hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử…
Phân vùng phía Nam (gồm khu vực phía Nam Kênh Đôi thuộc Quận 8, khu vực phía Đông sông Cần Giuộc thuộc huyện Bình Chánh, Quận 7 và huyện Nhà Bè - dự kiến phát triển thành đô thị Quận 7 - Nhà Bè). Quy mô diện tích khoảng 194 km2. Dự báo dân số năm 2040 khoảng 1,8 - 2,2 triệu người.
Tính chất là đô thị công nghệ cao, sinh thái nước, kinh tế tri thức, văn hoá nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, giải trí, du lịch sinh thái, công nghiệp, logistics, trung tâm kinh tế biển…
Phân vùng phía Đông Nam (gồm toàn bộ huyện Cần Giờ - dự kiến phát triển thành đô thị Cần Giờ). Quy mô diện tích khoảng 732 km2. Dự báo dân số năm 2040 khoảng 0,5 - 0,6 triệu người.
Tính chất là khu sinh thái, “lá phổi xanh” của Thành phố; cửa ngõ phía Nam hướng biển và trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm kinh tế biển với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại, cảng và logistics; trung tâm hậu cần nghề cá và nghiên cứu, nuôi trồng chế biến thủy sản.
Về định hướng hệ thống đô thị trong Thành phố, đến năm 2030: Nâng cao chất lượng đô thị tại khu vực đô thị trung tâm hiện hữu và thành phố Thủ Đức; tập trung phát triển khu vực đô thị trung tâm mở rộng tại các phân vùng phía Bắc, phía Tây, phía Nam, phía Đông Nam.
Sau năm 2030, hệ thống đô thị trong Thành phố phát triển đồng bộ với 06 phân vùng đô thị, gồm: Khu vực đô thị trung tâm (khu vực trong vành đai 2), các đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi - Hóc Môn; đô thị Bình Chánh; đô thị Quận 7 - Nhà Bè và đô thị Cần Giờ.
-
Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu và tầm nhìn quy hoạch năm 2030
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TPHCM.
-
Đề nghị bổ sung quy hoạch tuyến metro hơn 4 tỷ USD nối Quận 7 với Cần Giờ
Sở Giao thông Công chánh TP.HCM vừa có công văn đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung tuyến metro kết nối trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ vào danh mục dự án quốc gia. Tuyến metro này dài 48,7 km, có quy mô đường đôi, tốc độ thiết kế lên tới 250 km/h, với tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).
-
Những diễn biến mới về tuyến metro tốc độ 250km/h nối quận 7 với Cần Giờ
TP.HCM đang nghiên cứu triển khai một tuyến metro hiện đại nối Quận 7 với huyện Cần Giờ, dự án này không chỉ mở ra một tuyến giao thông mới mà còn là cú hích cho phát triển kinh tế khu vực. Hiện Tập đoàn Vingroup đang đề xuất đầu tư dự đặc biệt này.








-
Khởi công đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa
Theo thông tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa sẽ được khởi công vào sáng 26/12 tại Công viên Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình....
-
Phó thủ tướng: Nhiều đồ án quy hoạch phải làm đi làm lại, mất thời gian
Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng 4/11, Phó thủ tướng Lê Văn Thành báo cáo bổ sung về thực trạng và những khó khăn khiến nhiều quy hoạch chậm được xây dựng, phê duyệt và triển khai.
-
Có tình trạng điều chỉnh quy hoạch do áp lực từ nhà đầu tư
Trả lời tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3/11, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chỉ ra, có tình trạng điều chỉnh quy hoạch cục bộ do mong muốn thu hút đầu tư hoặc do áp lực từ nhà đầu tư....