Công ty CP Đầu tư thương mại SMC (mã chứng khoán SMC) được thành lập từ năm 1988, tiền thân là Cửa hàng Vật liệu Xây dựng số 15 thuộc trung tâm Bán buôn bán lẻ Vật liệu Xây dựng miền Nam.
Năm 2004, đơn vị này cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới tên gọi CTCP Đầu tư Thương mại SMC. Hai năm sau, công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mã chứng khoán là SMC.
Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp này là thương mại, gia công Coil Center và sản xuất các sản phẩm thép. Trong đó, thương mại thép (thép xây dựng, thép tấm lá, thép hình, xà gồ) là lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp tích cực về cả sản lượng và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Khác với các công ty thép lớn khi vừa tiêu thụ thị trường nội địa, vừa xuất khẩu, Thép SMC chủ yếu tập trung vào thương mại trong nước, khách hàng là các công ty xây dựng, chủ đầu tư lớn.
Đầu tư thương mại SMC giải thể Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng
SMC mới đây đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc giải thể Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng. Quyết định này là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước đó, ngày 23/10/2024, công ty đã thông qua việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư nhà máy gia công cơ khí SMC tại Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng.
Theo Báo cáo thường niên năm 2024, Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng có địa chỉ tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Công ty này có vốn điều lệ 50 tỷ đồng.
SMC cũng đã thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng. Đây là đất khu công nghiệp có diện tích gần 28.000m2 nằm tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
Trên thực tế, từ cuối năm 2023 đến nay, doanh nghiệp này đã liên tục phải rao bán tài sản là bất động sản để bù đắp hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, vào tháng 10/2023, HĐQT SMC đã thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong hệ thống công ty. Theo đó, doanh nghiệp này quyết định thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm nhân sự, tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh để đảm bảo duy trì hoạt động.
Năm 2025, hãng thép có trụ sở tại TP.HCM đặt mục tiêu doanh thu 9.500 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dự kiến 30 tỷ đồng, tăng 148% so với thực hiện trong năm 2024. Trong đó, tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến 620.000 tấn, tăng 6%.
Công ty cho biết toàn hệ thống cần linh hoạt thích ứng nhanh nhất với tình hình mới và các biến động của thị trường, đẩy mạnh đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh doanh về chất và lượng, tăng cường quản trị kiểm soát các khoản phải thu và rủi ro công nợ...
Về kết quả sản xuất kinh doanh, trong quý 1/2025, SMC ghi nhận doanh thu thuần 1.847 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Công ty báo lãi chỉ còn 127 triệu đồng, giảm đến 99%.
Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 4.881 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm 2025. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận 159 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 705 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản với hơn 1.300 tỷ đồng và hầu hết là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng.
Bên kia nguồn vốn, tổng nợ phải trả của SMC tại thời điểm cuối quý 1/2025 là hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là 2.366 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn.
-
Danh sách nợ xấu nghìn tỷ của hãng thép 37 năm tuổi có những doanh nghiệp nào?
Tính đến hết quý 1/2025, báo cáo tài chính thể hiện SMC đã trích lập dự phòng hơn 365 tỷ đồng cho hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu. Danh sách nợ xấu của hãng thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley, Công ty TNHH The Forest City…
-
Đại gia buôn thép SMC báo lãi giảm sốc 99%
Đầu tư thương mại SMC - một hãng thép 37 tuổi tại TP.HCM giảm gần hết lợi nhuận trong quý 1/2025 khi hoạt động cốt lõi suy yếu và không còn ghi nhận lợi nhuận từ đầu tư tài chính.
-
Thép SMC hiện đang kinh doanh ra sao?
CTCP Đầu tư Thương mại SMC - một hãng thép 37 tuổi tại TP.HCM, đang đối mặt với nhiều thách thức lớn khi cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo và khoản công nợ hơn nghìn tỷ từ các doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa được thu hồi.








-
Inforgraphic: "Bùng nổ" loạt dự án chung cư dọc ven sông Hàn, dự án nào đáng xuống tiền nhất?
Dọc ven sông Hàn – nơi được mệnh danh là “đất vàng” của Đà Nẵng, hàng loạt dự án chung cư đang đồng loạt hình thành.
-
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng kiểm tra thực tế tại Khu Thương mại tự do
Ông Lương Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa có buổi kiểm tra thực tế một số vị trí Khu Thương mại tự do.
-
Thành phố Đà Nẵng mới có bao nhiêu khu công nghiệp, cụm công nghiệp?
Thành phố Đà Nẵng (mới) có 126 cụm công nghiệp, 36 khu công nghiệp. Chỉ tiêu đất công nghiệp tại tỉnh Quảng Nam (cũ) lên đến 11.000 ha, hiện mới sử dụng hơn 2.700 ha. Đây là dư địa rất lớn cho thành phố Đà Nẵng (mới)....