Theo Báo cáo diễn biến thị trường vật liệu xây dựng mới đây của Viện Kinh tế xây dựng, giá thép xây dựng bình quân tháng 4/2025 đã tăng từ 1,44 - 1,9% so với tháng trước đó. Hiện giá mặt hàng này đang ở mức 13,3 - 14 triệu đồng/tấn, cao hơn khoảng 100.000 - 200.000 đồng/tấn so với thời điểm đầu năm
Với việc giá thép đang trên đà hồi phục mang lại kỳ vọng về bức tranh tài chính của các doanh nghiệp ngành thép sẽ sáng hơn.
Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp ngành này cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các chủ đầu tư dự án bất động sản thương mại gặp khó khăn dòng tiền và công nợ khó đòi có thể phát sinh.
Theo Báo cáo tài chính quý 1/2025 vừa công bố, CTCP Đầu tư thương mại SMC (Mã: SMC) - một hãng thép 37 tuổi tại TP.HCM, cho biết bên cạnh việc cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong ngành và thép nhập khẩu làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, việc phải trích lập các khoản dự phòng là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty.
Loạt doanh nghiệp bất động sản bị SMC nêu tên trong danh sách nợ xấu nghìn tỷ. Nguồn: BCTC Q1/2025
Tại thời điểm ngày 31/3, báo cáo tài chính thể hiện SMC đã trích lập dự phòng hơn 365 tỷ đồng cho hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu.
Danh sách nợ xấu của hãng thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley, Công ty TNHH The Forest City, Công ty TNHH Thành Phố AQUA…
Cụ thể, khoản phải thu ngắn hạn gồm: Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận phải thu 441 tỷ đồng, trích lập dự phòng 125 tỷ đồng; Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley phải thu 39 tỷ đồng, trích lập 1,4 tỷ đồng; Công ty TNHH The Forest City phải thu 132 tỷ đồng, trích lập 182 triệu đồng; Công ty TNHH Thành Phố AQUA phải thu 57 tỷ đồng, trích lập 2,9 tỷ đồng.
Được biết, đây đều là các công ty con của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland; Mã: NVL).
SMC cho biết, Novaland hiện đang là một trong những khách hàng lớn của doanh nghiệp này trong mảng phân phối thép xây dựng. Đầu năm 2022, SMC đã cùng Novaland hợp tác cung cấp thép xây dựng tại các dự án của doanh nghiệp địa ốc này trong giai đoạn 2022-2026.
Thời gian tới, nếu công nợ vẫn chưa thể thu hồi được, SMC phải tiếp tục trích lập dự phòng thêm theo quy định.
Trước đó, tại Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC cho biết, tại ngày 20/12/2024, SMC và CTCP Tập đoàn NovaGroup cùng các công ty thành viên đã tiến hành ký kết biên bản xác nhận công nợ và cam kết trả nợ.
Hiện SMC và Group Novaland đã ký kết một số hợp đồng mua bán tài sản và văn bản thỏa thuận nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán đối với các khoản phải thu của công ty. Các giao dịch này phát sinh sau ngày 31/12/2024 và được Ban Tổng Giám đốc SMC xác định là sự kiện phát sinh sau kỳ kế toán năm... Trên cơ sở đó, SMC đã rà soát, đánh giá lại khả năng thu hồi và điều chỉnh mức trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu liên quan tại ngày 31/12/2024.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, trong quý 1/2025, SMC ghi nhận doanh thu thuần 1.847 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Công ty báo lãi chỉ còn 127 triệu đồng, giảm đến 99%.
Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của SMC đạt 4.881 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm 2025. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận 159 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 705 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản với hơn 1.300 tỷ đồng và hầu hết là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng.
Bên kia nguồn vốn, tổng nợ phải trả của SMC tại thời điểm cuối quý 1/2025 là hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là 2.366 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn.
-
Bức tranh tài chính đối nghịch của doanh nghiệp ngành thép
Nhiều doanh nghiệp thép đã vượt khó, đạt lợi nhuận khá tốt trong quý 1/2025. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn đang chìm trong thua lỗ.
-
Một doanh nghiệp thép mất hết thành quả kinh doanh vì đầu tư chứng khoán
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, doanh nghiệp này đang tạm lỗ khoảng 5,7 tỷ đồng cho toàn bộ danh mục chứng khoán kinh doanh.
-
Công ty thép tại miền Nam bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Đầu tư Thương mại SMC, một trong những doanh nghiệp thép lâu đời tại miền Nam với 37 năm hoạt động, đang đối mặt với nghi ngờ từ đơn vị kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục. Dù đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2024, nhưng các chỉ số tài chính và dòng tiền vẫn cho thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn.








-
Bức tranh tài chính đối nghịch của doanh nghiệp ngành thép
Nhiều doanh nghiệp thép đã vượt khó, đạt lợi nhuận khá tốt trong quý 1/2025. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn đang chìm trong thua lỗ.
-
Hơn 194.000 cổ đông Hòa Phát sắp nhận tin vui
Dự kiến trong tháng 5/2025, Tập đoàn Hòa Phát sẽ phát hành thêm 1,28 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 20%. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu HPG sẽ được nhận về 2 cổ phiếu mới....
-
Công ty thép tại miền Nam bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Đầu tư Thương mại SMC, một trong những doanh nghiệp thép lâu đời tại miền Nam với 37 năm hoạt động, đang đối mặt với nghi ngờ từ đơn vị kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục. Dù đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2024, nhưng các chỉ số tài c...