Thành lập năm 1988, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã chứng khoán: SMC) tiền thân là Cửa hàng Vật liệu Xây dựng số 15, trực thuộc Trung tâm Bán buôn bán lẻ Vật liệu Xây dựng Miền Nam. Năm 2004, công ty cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới tên gọi hiện tại. Hai năm sau, SMC niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Với lĩnh vực hoạt động chính là thương mại, gia công Coil Center và sản xuất các sản phẩm thép, SMC đã từng là một trong những doanh nghiệp thép hàng đầu tại thị trường miền Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, công ty đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc thu hồi công nợ từ các doanh nghiệp bất động sản.
Cổ phiếu vào diện cảnh báo
Mới đây, HoSE đã quyết định đưa cổ phiếu SMC vào diện cảnh báo kể từ ngày 23/4/2025. Nguyên nhân là do công ty chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Ngoài ra, cổ phiếu SMC còn bị đưa vào diện kiểm soát do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán trong hai năm gần nhất (2022 và 2023) là số âm.
Cổ phiếu SMC bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 23/4
Trước đó, HoSE đã có văn bản nhắc nhở SMC về việc chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024. Công ty đã có văn bản xin gia hạn nộp báo cáo đến ngày 29/4/2025.
Phía SMC cho biết đã có văn bản giải trình khắc phục tình trạng trên. Trong năm 2024, doanh nghiệp thép này khẳng định đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện hoạt động, như thanh lý tài sản và các khoản đầu tư tài chính, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường, đồng thời tích cực xử lý các khoản công nợ tồn đọng.
Tuy nhiên, thị trường thép trong và ngoài nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, giá thép và nhu cầu tiêu thụ suy giảm mạnh. Cùng với đó, sự phục hồi chậm của ngành bất động sản cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty.
SMC cho biết sẽ tiếp tục tập trung vào thu hồi công nợ, tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 2025.
Công nợ nghìn tỷ từ các doanh nghiệp bất động sản
Theo Báo cáo tài chính tự lập năm 2024, SMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.924 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. Công ty báo lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 925 tỷ đồng, kéo dài chuỗi 3 năm thua lỗ liên tiếp.
Một trong những vấn đề lớn nhất mà SMC đang đối mặt là khoản công nợ hơn nghìn tỷ từ các doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, việc phải trích lập dự phòng đẩy bức tranh tài chính của doanh nghiệp này thêm khó khăn.
Tại thời điểm 31/12/2024, báo cáo tài chính thể hiện SMC đã trích lập dự phòng 663 tỷ đồng cho khoảng gần 1.300 tỷ đồng nợ xấu.
Loạt doanh nghiệp Bất động sản bị Thép SMC nêu tên trong danh sách nợ xấu nghìn tỷ. Nguồn BCTC SMC
Danh sách nợ xấu công ty thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận (441 tỷ đồng), Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley (169 tỷ đồng), Công ty TNHH The Forest City (132 tỷ đồng) và các đối tượng khác phải thu 484 tỷ đồng.
Đây đều là các công ty con của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã chứng khoán NVL). Thời gian tới, nếu công nợ vẫn chưa thể thu hồi được, SMC phải tiếp tục trích lập dự phòng thêm theo quy định.
Bên cạnh đó, công ty cũng chấp nhận chuyển các khoản nợ thành cổ phiếu hay bất động sản để cấn trừ. SMC chấp nhận chuyển công nợ với Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) thành cổ phiếu. Song, do cổ phiếu HBC giảm sâu năm 2024 nên công ty đang phải dự phòng 49,5 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.
Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản của SMC đạt 4.511 tỷ đồng, giảm gần 27% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền và tiền gửi ngắn hạn ghi nhận 145 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 631 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản với hơn 1.230 tỷ đồng và hầu hết là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng.
Bên kia nguồn vốn, tổng nợ phải trả của SMC tại thời điểm cuối năm 2024 ở mức 4.000 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 2.400 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn.
Giải pháp và kỳ vọng trong tương lai
Trước tình hình khó khăn, SMC cho biết sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp về kinh doanh, thu hồi nợ đọng và xem xét tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời gian tới để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2025.
Doanh nghiệp cũng cho biết sẽ rà soát lại toàn bộ danh mục đầu tư, đẩy mạnh việc thanh lý tài sản và các khoản đầu tư tài chính, bám sát diễn biến tình hình vĩ mô và ngành thép để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Công ty đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025 với chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ là 620.000 tấn thép các loại và kỳ vọng mức lãi ròng là 30 tỷ đồng - một con số khiêm tốn nhưng mang tính "phá đá mở đường" trong bối cảnh hiện tại.
SMC đang đứng trước nhiều thách thức lớn, từ việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo đến khoản công nợ nghìn tỷ chưa thu hồi được từ các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, với những giải pháp đã đề ra, công ty kỳ vọng sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này và đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2025.
-
Hãng thép tại TP.HCM lên tiếng về việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo
Công ty CP Đầu tư thương mại SMC cho biết sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp về kinh doanh, thu hồi nợ đọng và xem xét tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời gian tới để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2025.
-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán.
-
Hãng thép 47 năm tuổi tại TP.HCM tuyên bố dừng chi trả cổ tức trong 2 năm
Doanh nghiệp này cho biết do đã chi trả cổ tức năm 2023 tỷ lệ 70% bằng tiền mặt, nên vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng của chủ trương di dời, vì vậy sẽ không chia cổ tức.
-
Năm 2024, doanh nghiệp này đã thông qua chuyển nhượng tòa nhà văn phòng tại địa chỉ 681 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Khu đất này có diện tích 329,5 m2, giá chuyển nhượng 170 tỷ đồng.








-
Doanh nghiệp bất động sản tăng tốc hay siết phanh trong năm nay?
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, không ít ông lớn trong ngành lựa chọn chiến lược thận trọng hơn, tập trung tái cấu trúc sản phẩm, tối ưu dòng tiền....
-
Kinh doanh sa sút DIC Corp vẫn đặt mục tiêu lớn trong năm 2025
Kết quả kinh doanh năm 2024 không đạt kế hoạch, phải đóng cửa hai chi nhánh, dòng tiền kinh doanh âm trăm tỷ nhưng DIC Corp vẫn đặt mục tiêu lãi lớn trong năm 2025.
-
Novaland chuẩn bị gì cho ngày trở lại?
Năm nay Novaland đặt mục tiêu tuyển dụng hơn 1.000 nhân sự để chuẩn bị lực lượng lao động cho giai đoạn tăng trưởng mới sau hai năm tái cấu trúc toàn diện.