Hình minh họa
UBND tỉnh Lai Châu vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu tại thị trấn Tân Uyên theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời, cho phép tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án.
Theo định hướng đến giai đoạn 2030, sân bay Lai Châu là sân bay dân dụng cấp 3C và sân bay quân sự cấp III; công suất 0,5 triệu hành khách/năm và diện tích sử dụng đất là 167 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỉ đồng.
Còn theo đề án điều chỉnh tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng, định hướng đến năm 2030, sân bay Lai Châu có công suất 500.000 hành khách/năm, diện tích đất dự kiến 117 ha, chi phí đầu tư theo quy hoạch ước khoảng 4.350 tỉ đồng.
Trước đó, UBND tỉnh Sơn La có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng cảng hàng không Nà Sản. Theo đó, UBND tỉnh Sơn La kiến nghị Thủ tướng chấp thuận về chủ trương đầu tư Nà Sản theo hình thức PPP và giao cho UBND tỉnh Sơn La triển khai thực hiện dự án.
Theo kế hoạch, sân bay Nà Sản giai đoạn 1 đạt công suất 1 triệu hành khách và 350 tấn hàng hóa/năm cần khoảng 2.560 tỉ đồng. Giai đoạn 2: mở rộng sân đỗ máy bay, nhà ga nâng công suất lên 2 triệu hành khách/năm là khoảng 468 tỉ đồng.
Theo UBND tỉnh Sơn La, hiện có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bày tỏ mong muốn được đầu tư dự án sân bay Nà Sản. Trong đó, từ năm 2021, Công ty cổ phần Him Lam thủ đô đã có văn bản gửi UBND tỉnh Sơn La đề nghị được nghiên cứu, lập đề xuất đầu tư sân bay Nà Sản theo phương thức PPP.
-
Kiến nghị sớm đầu tư sân bay Nà Sản
Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao cho UBND tỉnh Sơn La là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng sân bay Nà Sản theo quy hoạch được duyệt.
-
Doanh nghiệp quản lý mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam có diễn biến lạ, giá cổ phiếu vượt xa ngưỡng “3 chữ số”
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu KSV của Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP (Vimico) bỗng trở thành hiện tượng lạ với đà tăng “dựng đứng”, vốn hóa theo đó cũng lên hơn 21.500 tỷ đồng.
-
Công ty quản lý, khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam bị cưỡng chế nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam là Đông Pao ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Mỏ này thuộc quản lý và khai thác Công ty CP Đất hiếm Lai Châu - Vimico từ năm 2014.
-
Lai Châu công bố quy hoạch dự án nghỉ dưỡng Pắc Ta và khu du lịch suối Phiêng Phát
Ngày 15/11, Sở Xây dựng Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tân Uyên tổ chức Hội nghị công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch suối Phiêng Phát và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Pắc Ta....