Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào Cai. Nhà đầu tư thực hiện dự án là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT).
Được biết, dự án đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào Cai đi qua địa bàn các tỉnh Lai Châu, Lào Cai. Dự án có quy mô xây dựng mới đường dây trên không 220kV 2 mạch, chiều dài khoảng 73,54km từ trạm biến áp 220kV Than Uyên đến trạm biến áp 500kV Lào Cai.
Theo kế hoạch, đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào sẽ khởi công vào quý 2/2025 và hoàn thành trong năm 2025.
Mục tiêu của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu truyền tải công suất dư thừa do sự tăng trưởng nguồn điện của hệ thống thủy điện khu vực tỉnh Lai Châu; tạo ra mối liên kết mạnh giữa các khu vực trong hệ thống điện, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện quốc gia; giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Dự án sử dụng vốn tự có của EVNNPT (chiếm 30% tổng mức đầu tư dự án), còn lại là vốn vay thương mại.
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào Cai
Bộ Tài chính được giao chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo thẩm định theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo EVN và EVNNPT tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư dự án bảo đảm hiệu quả đầu tư, tiến độ theo đúng quy định.
Bộ Công Thương được giao chỉ đạo và hướng dẫn EVNNPT trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự án cũng như việc lựa chọn công nghệ trong bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, bảo đảm an toàn, phát huy tối đa vai trò, hiệu quả đầu tư dự án và phù hợp với mục đích truyền tải trong hệ thống điện quốc gia.
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng hướng dẫn EVN, EVNNPT thực hiện các thủ tục đầu tư dự án; kiểm tra, giám sát việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng của dự án trong quá trình thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường chịu trách nhiệm về trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định, tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, số liệu và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc ghi dự kiến quy mô diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn UBND các tỉnh Lai Châu, Lào Cai trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác để thực hiện dự án; thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án, thủ tục phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng (nếu có) bảo đảm đúng theo quy định.
Phó Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho tỉnh Lai Châu, Lào Cai trong việc quản lý chặt chẽ diện tích rừng, đất trồng lúa, đất rừng và chỉ được thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định.
Hỗ trợ chặt chẽ EVNNPT trong việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm sớm bàn giao mặt bằng thực hiện dự án, đáp ứng tiến độ thực hiện dự án theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cần khẩn trương phê duyệt giá đất cụ thể, ban hành phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư các vị trí móng cột; hoàn thành công tác kê kiểm, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với phần hành lang tuyến trước ngày 15/4.
-
Một huyện của Bắc Ninh vừa được duyệt đầu tư dự án truyền tải điện quan trọng
Dự án TBA 220kV Bắc Ninh 6 và đấu nối khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho các khu đô thị, các khu công nghiệp của huyện Lương Tài, huyện Gia Bình, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
-
Hà Nội vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện quan trọng
Đây là dự án trọng điểm nhằm nâng cao năng lực cung cấp điện cho TP Hà Nội, đảm bảo an toàn, linh hoạt trong vận hành và ổn định cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời giảm thiểu tổn thất điện năng.
-
Bộ Xây dựng thẩm định Quy hoạch Khu Kinh tế Ma Lù Thàng
Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) đến năm 2045.
-
Doanh nghiệp quản lý mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam có diễn biến lạ, giá cổ phiếu vượt xa ngưỡng “3 chữ số”
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu KSV của Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP (Vimico) bỗng trở thành hiện tượng lạ với đà tăng “dựng đứng”, vốn hóa theo đó cũng lên hơn 21.500 tỷ đồng.
-
Công ty quản lý, khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam bị cưỡng chế nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam là Đông Pao ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Mỏ này thuộc quản lý và khai thác Công ty CP Đất hiếm Lai Châu - Vimico từ năm 2014.