Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có công văn số 3043/UBND - VP gửi Bộ GTVT xin ý kiến về phương án đầu tư Dự án đường vành đai 4 TP.HCM, đoạn qua địa bàn tỉnh này.
Được biết, đường Vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài hơn 200km, đi qua các địa phương gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM và Long An.
Trong đó, đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có chiều dài tuyến là 18,23 km với điểm đầu tuyến tại ngã tư Tóc Tiên - Châu Pha khu vực nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và ĐT992, cách đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khoảng 230m.
Điểm cuối trên địa phận huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, vị trí Hồ Bầu Cạn) tiếp nối với Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Theo quy hoạch của tuyến Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 8 làn xe bề rộng mặt cắt ngang 74,5m; trong giai đoạn phân kỳ tuyến được đầu tư theo quy mô cao tốc 4 làn xe với phương thức đầu tư là PPP, loại hợp đồng BOT.
Theo nội dung tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa kiến nghị, dự án được đề xuất thực hiện theo hai phương án.
Trong đó, phương án 1 triển khai mặt đường rộng 25,5m với mức vốn khoảng 7.972 tỉ đồng. Trong đó, vốn nhà nước 3.965 tỉ đồng, chiếm 49,75% (ngân sách trung ương 1.983 tỉ đồng, ngân sách địa phương 1.983 tỉ đồng). Còn vốn nhà đầu tư 4.005 tỉ đồng, chiếm 50,25%. Thời gian hoàn vốn dự án 20 năm.
Phương án 2 triển khai mặt đường rộng 27m với mức vốn hơn 8.100 tỉ đồng. Trong đó, vốn nhà nước 4.095 tỉ đồng, chiếm 50,57% (ngân sách trung ương 2.048 tỉ đồng, ngân sách địa phương 2.048 tỉ đồng). Vốn nhà đầu tư 4.005 tỉ đồng, chiếm 49,43%. Thời gian hoàn vốn 20 năm.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện dự án trong giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2026- 2030 cho tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 50% tổng mức vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án như đề xuất chung của các địa phương trong vùng.
Nên gộp thành dự án lớn để dễ mời gọi đầu tư? Dự án Vành đai 4 TP.HCM đã được quy hoạch từ năm 2011 với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 105.000 tỉ đồng. Hiện nay, dự án được Chính phủ giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền triển khai đoạn đi qua địa bàn theo hình thức đối tác công tư (PPP). Trong đó, phần qua Long An dài hơn 78 km, Bình Dương 47,5 km, Đồng Nai 45,6 km, Bà Rịa - Vũng Tàu 18,1 km, TP.HCM khoảng 17,3 km. Tuy nhiên, trong buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương có tuyến Vành đai 4 đi qua đầu năm 2024, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đề xuất phương án nên gom tuyến đường vành đai 4 thành 1 – 2 dự án lớn và giao cho một địa phương làm đầu mối triển khai chung cho toàn dự án. Theo ông Cường, hiện nay dự án được chia nhỏ thành các đoạn nên gặp khó khăn trong việc triển khai đồng bộ. Trong khi đó, nếu gộp lại thành một dự án lớn sẽ thuận tiện để mời gọi đầu tư, thống nhất trong triển khai và vận hành, thu hồi vốn sau này. Cụ thể, nếu thực hiện theo phương án này, chi phí xây dựng tuyến vành đai hiện tính toán sơ bộ hơn 47.000 tỉ đồng, khi triển khai ngân sách tham gia khoảng 50% hoặc đề xuất tỷ lệ cao hơn. Phần còn lại khoảng 25.000 tỉ đồng kêu gọi nhà đầu tư sẽ tương đối khả thi. Phần bồi thường, giải phóng mặt bằng có thể chia theo các tỉnh, thành thực hiện. Tùy khả năng cân đối vốn của mỗi địa phương sẽ đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ. Theo kế hoạch, dự án đường Vành đai 4 sau khi trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2025 và hoàn thành vào năm 2028. Đây là tuyến vành đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với TP.HCM và các tỉnh thành lân cận. Khi dự án hoàn thành sẽ giúp giảm tải cho các tuyến giao thông nội đô, hình thành tuyến giao thông kết kết, hành lang vận chuyển hàng hoá, logistis. Đồng thời những dự án hạ tầng lớn như Vành đai 4 cũng sẽ mở ra các không gian mới để hình thành nên các khu đô thị, khu công nghiệp vệ tinh. |
-
Vì sao nên gộp các đoạn Vành đai 4 hơn 105.000 tỉ thành một dự án lớn?
Thay vì chia thành các đoạn và giao cho các địa phương tự triển khai thực hiện, dự án đường Vành đai 4 TP.HCM được đề xuất gom lại thành 1 – 2 dự án lớn và giao cho một địa phương làm đầu mối điều phối triển khai chung.








-
Xây dựng Sài Gòn và Đô thị Kinh Bắc "tụt tay" dự án khu đô thị 69ha ở Vũng Tàu
Ngày 23/4/2025, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra quyết định hủy kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư cho dự án Khu đô thị mới Nam Vũng Tàu, nằm trên diện tích hơn 69ha tại phường 10 và 11, TP Vũng Tàu. Dự án này đã được tỉnh phê duyệt kết quả sơ tuy...
-
Bà Rịa - Vũng Tàu muốn đưa cao tốc nối Hồ Tràm và sân bay Long Thành vào quy hoạch tỉnh
Tuyến cao tốc Hồ Tràm - sân bay Long Thành dài 41km, có tổng vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu khởi công vào quý 1/2026 và đưa vào khai thác đầu quý 3/2027.
-
Ông lớn bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu có kế hoạch gì để lãi gấp 6 lần cùng kỳ?
Hodeco - doanh nghiệp bất động sản lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến trình kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu 1.459 tỷ đồng và lãi sau thuế 424 tỷ đồng, lần lượt gấp 1,7 lần và 6,3 lần so với kết quả đạt được trong năm 2024....