UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây 220kV Long Biên - Mai Động. Nhà đầu tư thực hiện dự án là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT).
Dự án đường dây 220kV Long Biên - Mai Động có quy mô: Phần cáp ngầm sẽ xây dựng đường dây 2 mạch cáp ngầm, chiều dài khoảng 14,3km; phần đường dây trên không sẽ xây dựng đường dây 2 mạch với chiều dài khoảng 1km vượt sông Hồng.
Hướng tuyến (vạch màu đỏ) của dự án đường dây 220kV Long Biên - Mai Động
Dự án cũng thực hiện mở rộng ngăn lộ 220kV tại trạm biến áp 220kV Long Biên: lắp đặt thiết bị cho 2 ngăn lộ đường dây đi trạm biến áp 220kV Mai Động trên phần đất đã được dự phòng trong phạm vi hàng rào trạm.
Đồng thời mở rộng ngăn lộ 220kV tại trạm biến áp 220 kV Mai Động, lắp đặt thiết bị cho 2 ngăn lộ đường dây đi trạm biến áp 220kV Long Biên trên phần đất đã được dự phòng.
Mục tiêu của dự án đường dây 220kV Long Biên - Mai Động nhằm nâng cao khả năng cung cấp điện cho TP Hà Nội, tăng cường độ an toàn, linh hoạt trong vận hành và ổn định cho hệ thống điện quốc gia và giảm tổn thất điện năng trên lưới.
Chủ đầu tư cho biết, tuyến đường dây đi dưới lòng đường Mai Chí Thọ, Hội Xá, đường gom Quốc lộ 1, Lĩnh Nam, đường tạm Vĩnh Hoàng thuộc các quận: Long Biên, Hoàng Mai và huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trong khi đó, tuyến đường dây đi trên không sẽ đi qua địa phận quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm.
Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao khả năng cung cấp điện cho thành phố Hà Nội, tăng cường độ an toàn, linh hoạt trong vận hành và ổn định cho Hệ thống điện quốc gia và giảm tổn thất điện năng trên lưới.
Theo kế hoạch, đường dây 220kV Long Biên - Mai Động sẽ hoàn thành trong năm 2027.
UBND TP Hà Nội yêu cầu nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy hoạch, điện lực, bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan đến dự án, các quy định của thành phố.
Chỉ được triển khai dự án sau khi đã hoàn thành các thủ tục về đất đai, môi trường, giao thông, quy hoạch và xây dựng theo quy định hiện hành.
-
Tại Việt Nam, Tập đoàn Pacifico Energy (PE) đã phát triển một dự án điện mặt trời công suất 40MW tại Bình Thuận hoàn thành vào năm 2019 và một dự án điện gió công suất 30MW tại Bến Tre, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025.
-
Việt Nam làm dự án điện hạt nhân, Pháp ngỏ ý muốn tham gia
Việt Nam khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với hai nhà máy số 1 và 2 đặt tại xã Phước Hải và Vĩnh Hải. Dự kiến nhà máy đầu tiên vận hành (phát điện) năm 2030, chậm nhất cuối 2031 để đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội.
-
Điện tái tạo TỰ SẢN TỰ TIÊU sẽ được BÁN TỐI ĐA 10% công suất dư thừa
Theo Nghị định mới của Chính Phủ, điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tiêu thụ được bán tối đa 20%, các nguồn năng lượng tái tạo tự dùng khác được bán không quá 10% công suất.
-
Doanh nghiệp được miễn tiền thuê đất, thuê mặt biển… khi làm điện tái tạo
Theo Nghị định mới ban hành, Chính phủ áp dụng hàng loạt ưu đãi cho các dự án điện tái tạo như miễn tiền thuê đất, thuê mặt biển...








-
Hà Nội công bố thêm 5 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài
Sở Xây dựng Hà Nội cho phép 5 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài, tập trung tại phường Việt Hưng, Phú Thượng và hai xã Đan Phượng, Hoài Đức.
-
The Reflection West Lake: Dự án hơn 5.000 m2 vẫn “bất động” giữa lòng Tây Hồ
Tọa lạc ngay mặt tiền Võ Chí Công – trục giao thông huyết mạch kết nối từ sân bay Nội Bài tới trung tâm Hà Nội, dự án The Reflection West Lake của chủ đầu tư Kusto Home từng được kỳ vọng trở thành biểu tượng mới tại khu vực Tây Hồ. Tuy nhiên, đến thờ...
-
Đề nghị mức án với 45 bị cáo vụ cưỡng đoạt tài sản bằng thủ đoạn thu hồi nợ trái phép
Ngày 25/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm 45 bị cáo về tội cưỡng đoạt tài sản. Hội đồng xét xử nghe đại diện Viện Kiểm sát trình bày quan điểm luận tội đối với các bị cáo....