Chính phủ vừa ban hành Nghị định 58 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện Lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Theo đó, hệ thống điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không dùng hết được bán lên hệ thống điện quốc gia tối đa 20% công suất lắp đặt thực tế. Quy định này tương tự với Nghị định 135 áp dụng từ tháng 10/2024.
Quy định này áp dụng với các nguồn năng lượng mặt trời tự dùng lắp đặt trên mái nhà ở, cơ quan công sở, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các công trình lắp trên mái công sở, tài sản công sẽ không được mua bán lượng điện dư.
Giá mua là giá điện thị trường bình quân của năm trước liền kề, do đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện công bố.
Điện tái tạo tự sản xuất, tự tiêu thụ được bán tối đa 10% công suất dư thừa
Nghị định 58 đã mở rộng đối tượng bán điện dư thừa vào hệ thống so với các quy định hiện hành.
Cụ thể, trừ nguồn điện mặt trời mái nhà, các nguồn điện tái tạo tự sản xuất, tự tiêu thụ khác (gió, mặt trời, điện sinh khối...) được bán sản lượng điện dư nhưng tối đa 10%. Như vậy, đối tượng bán điện dư thừa vào hệ thống được mở rộng so với các quy định hiện nay.
Chi phí mua sản lượng điện dư thừa từ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ được cập nhật trong thông số đầu vào tính phương án giá điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Các dự án, công trình trước khi đầu tư, lắp đặt phải bảo đảm quy hoạch, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy.
Người dân không được nhập các thiết bị đã qua sử dụng cho dự án năng lượng tái tạo tự dùng bán lượng điện dư vào hệ thống.
Trường hợp là nguồn đấu nối với lưới có công suất đặt từ 100kW trở lên, người dân phải lắp thiết bị kết nối với hệ thống giám sát, điều khiển của cấp điều độ phân phối. Đơn vị điều độ sẽ quyết định việc huy động hoặc ngừng, giảm công suất phát lên lưới từ các nguồn này trong trường hợp đe dọa tới khả năng cung cấp điện.
Giá mua từ các nhà máy điện tái tạo nhỏ tự sản xuất, tiêu thụ sẽ là mức bình quân tại biểu giá chi phí tránh được mà Bộ Công Thương công bố hàng năm.
Trong đó, chi phí tránh được là phí sản xuất 1kWh của tổ máy có giá cao nhất trong hệ thống điện. Chi phí này tránh được khi EVN mua sản lượng thay thế tương ứng từ nhà máy thủy điện nhỏ. Biểu phí tránh được là biểu giá tính trên chi phí tránh được theo thời gian sử dụng (ngày, vùng, mùa trong năm) áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ.
-
ĐỀ XUẤT MỚI: Giá điện bán lẻ còn 5 bậc, cao nhất 3.786 đồng/kWh
Biểu giá bán lẻ điện dự kiến rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là 3.786 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.
-
Sắp xóa bù chéo giữa giá điện sinh hoạt và sản xuất
Bộ Công Thương sẽ xây dựng, trình Thủ tướng lộ trình cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó có giá hai thành phần, để tiến tới xóa bù chéo giữa các nhóm khách hàng.
-
Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, tính như giá cước điện thoại cố định
EVN đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025.







-
Đề xuất lắp điện mặt trời mái nhà tại loạt sân bay: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và cả sân bay Long Thành đều có mặt
Danh sách các sân bay được đề xuất lắp đặt hệ thống điện mặt trời gồm Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc và trong tương lai là sân bay Long Thành.
-
Tập đoàn Trung Quốc đã rót 2,8 tỷ USD vào Việt Nam, muốn đầu tư thêm vào năng lượng tái tạo
Tại Việt Nam, Tập đoàn Hoa Điện đã đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD vào các dự án điện với tổng công suất lắp đặt đạt 1,5 GW, gồm: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải; 4 dự án điện gió tại Đắk Lắk....
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.