Mới đây, ông Đàm Đức Biên, Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) đã ký văn bản gửi Bộ Tài chính thông tin về tình hình giá cả vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm 2023.
Hà Nội, TP.HCM và khu vực ĐBSCL sẽ là điểm nóng về vật liệu xây dựng trong nửa cuối năm 2023
Bộ Xây dựng cho biết, giá cát 6 tháng đầu năm có xu hướng tăng, bình quân tăng 1,52% hàng tháng do nhu cầu xây dựng tăng. Đáng chú ý, giá cát xây dựng ở các tỉnh miền Nam có xu hướng tăng mạnh hơn (bình quân 3,4%/tháng) do yếu tố nguồn khai thác, nhu cầu sử dụng cao hơn miền Bắc và miền Trung.
Theo Bộ Xây dựng, giá cát xây dựng trong quý 2/2023 tăng khoảng 2,5% so với quý trước đó.
Tương tự, giá đá xây dựng cũng có xu hướng tăng nhẹ nhưng đều và giữ ổn định. Cụ thể, giá mặt hàng này trong quý 1/2023 tăng 2,7% so với cuối năm 2022; quý 2/2023 tăng 2,7% so với quý 1/2023.
Về nguyên nhân cát, đá xây dựng tăng giá, Bộ Xây dựng cho rằng do nhu cầu sử dụng loại vật liệu này cho các công trình giao thông đang thi công ở các khu vực trên cả nước, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 khu vực miền Trung và miền Nam.
Bên cạnh đó, do khan hiếm nguồn cát tự nhiên dùng trong thi công, nhu cầu chuyển đổi sang dùng vật liệu cát công nghiệp sản xuất từ đá cũng tăng mạnh.
Thời gian tới, giá cát, đá dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh do các dự án giao thông trọng điểm được khởi công đồng loạt trên cả nước từ đầu năm đến nay. Theo đó, có thể kể đến như: 10 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa, Vành đai 4 TP Hà Nội; Vành đai 3 TP.HCM; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng…
"Các dự án trên sẽ khiến nhu cầu về đất đắp, đá, cát xây dựng tăng đột biến, gây khó khăn cho cả chủ đầu tư, đơn vị thi công và chính quyền các địa phương. Trong đó, những điểm nóng về vật liệu sẽ tập trung tại 3 điểm là Hà Nội, TP.HCM và ĐBSCL", Bộ Xây dựng cho biết
-
Tìm cách gỡ khó cho các dự án giao thông trong cơn "bão giá" vật liệu
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng kịp thời rà soát các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá xây dựng chưa được ban hành hoặc còn bất cập, chưa hợp lý để kịp thời ban hành, điều chỉnh phù hợp với thực tế.
-
Đồng Nai và Lâm Đồng “bắt tay” chuẩn bị mặt bằng cho cao tốc 17.200 tỉ đồng sắp khởi công
Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc dài 67km – thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng vốn đầu tư khoảng 17.200 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong tháng 9/2023.
-
Cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu đã hoàn thành 87%, liệu có kịp về đích 2/9?
Dự án xây dựng cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu với tổng mức đầu tư gần 7.300 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thanh Hóa đi Nghệ An từ 3 giờ xuống 1,5 giờ sau khi thông xe vào dịp 2/9 tới đây.
-
Đến năm 2026, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 554km cao tốc
Toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ có 171km cao tốc. Đây là một trong những “điểm nghẽn” khiến khu vực này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Với nhiều dự án cao tốc đang triển khai, dự kiến đến năm 2026, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 554km cao tốc.
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....