Theo CTTĐT Chính phủ, chiều 8/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long về tháo gỡ khó khăn, thúc tiến độ các dự án cao tốc trên địa bàn.
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành với diện tích tự nhiên chiếm 12,2% diện tích cả nước. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản lớn nhất của cả nước. Nằm tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đầu tàu là TP.HCM.
Mặc dù vậy, đồng bằng sông Cửu Long được cho là chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế do còn nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông. Đặc biệt là các tuyến cao tốc kết nối vùng.
Hiện nay, toàn vùng chỉ có 171km cao tốc quy mô 4 làn xe được đưa vào khai thác.
Theo Thủ tướng Chính phủ, hiện nay khu vực đang triển khai xây dựng các tuyến cao tốc trục dọc (Bắc-Nam) và trục ngang (Đông-Tây). Các dự án này sau khi hoàn thành sẽ tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, khu dịch vụ mới, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các nút thắt của khu vực, mà lớn nhất là về hạ tầng và nhân lực.
Với 8 dự án có tổng chiều dài 463km, vốn đầu tư 94.400 tỉ đồng đang triển khai, phấn đấu đến năm 2026, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có được 554km cao tốc.
Trong đó, hai dự án cao tốc vừa được khởi công gần nhất là tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (giai đoạn 1) có chiều dài khoảng 188,2 km, với tổng vốn đầu tư hơn 44.500 tỉ đồng. Giai đoạn 1 dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe, bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục.
Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 dự kiến có tổng chiều dài 27km, qua hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang với tổng mức đầu tư khoảng 5.886 tỉ đồng.
-
Sắp khởi công cao tốc gần 12.000 tỉ đồng kết nối ba tỉnh miền Tây
Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, ngày 17/6 tới sẽ khởi công tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng với tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỉ đồng.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.