13/01/2021 1:00 PM
CafeLand - Khảo sát mới nhất của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS) cho thấy, một số phân khúc trên thị trường tại Hà Nội vẫn ghi nhận hiện tượng tăng giá, bất chấp dịch Covid-19. Đáng chú ý, một số dự án nhà phố đã lập mức giá kỷ lục, giá đất nền tại các vùng Sơn Tây, Hoà Lạc, Thạch Thất đã tăng khoảng 50% so với năm 2019.

Một số dự án nhà phố đã thành lập những mức giá kỷ lục. Ảnh minh hoạ

Trong buổi công bố báo cáo bất động sản 2020 ngày 11/1, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch VaRS cho biết, trong năm qua, Hà Nội không có nhiều dự án mới được phê duyệt đầu tư. Căn hộ vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo, trong đó chủ yếu là căn hộ trung và cao cấp. Căn hộ bình dân, giá thấp ngày càng chiếm t trọng thấp.

Mặt khác, căn hộ chỉ hấp thụ tốt ở phân khúc bình dân và rất chậm ở phân khúc cao cấp. Kể cả những dự án được đánh giá là chất lượng tốt cũng có t lệ hấp thụ không cao. Hàng tồn trên thị trường chủ yếu nằm ở căn hộ có giá trên 35 triệu đồng/m2, nhà đất có giá trên 100 triệu đồng/m2.

Nhiều giao dịch diễn ra tại các dự án bất động sản được xác định là đầu tư ngắn hạn, chờ lên giá.

“Những giao dịch kiểu này hiện khá phổ biến trên thị trường, nhưng khó thành công vì giao dịch lần đầu cao, khó được thị trường hấp thụ lại”, ông Đính nhận định.

Đáng chú ý, năm vừa qua thị trường Hà Nội xuất hiện nhiều sản phẩm thấp tầng. Trong đó, điển hình là nhà phố, shophouse tại những dự án tiêu biểu của Vingroup, Hà Đô, An lạc, Him Lam,…

Theo ông Đính, nền kinh tế và thu nhập suy giảm đã làm giảm lực cầu mua nhà ở và đầu tư kinh doanh bất động sản lâu dài. Thị trường xuất hiện sự chuyển dịch đầu tư vào thị trường bất động sản từ các lĩnh vực khác, làm tăng lực cầu đầu tư trong ngắn hạn.

“Điều này đã làm thị trường bất động sản nóng lên ở một số khu vực nông thôn, vùng chuẩn bị lên quận”, ông Đính cho hay.

Theo thống kê của VaRS, đối với khu vực đất đai trong khu dân cư hiện hữu, việc đô thị hóa mạnh các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m2, tăng so với năm 2019 khoảng 50%.

Trong khi đó, các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30% so với năm 2019. Đáng lưu ý theo ông Đính, mặc dù tăng giá nhưng hiện tượng giao dịch thực diễn ra không nhiều, mua bán chủ yếu qua lại giữa các nhà đầu cơ với nhau.

Cũng theo lãnh đạo VaRS, hiện tượng sốt đất bùng phát ở những khu vực nêu trên đã lắng lại vào cuối năm. “Do sốt đất nên hiện tượng người dân đòi đền bù giá cao 4-5 triệu đồng/m2 diễn ra ở nhiều khu vực, làm bế tắc nhiều dự án phát triển bất động sản tại Hà Nội”, ông Đính nói.

Ông Đính cho biết thêm, nhà đất là “món ăn” ưa thích của các nhà đầu tư Hà Nội trong năm 2020 và một phần cũng là dòng sản phẩm hàng hiếm. Do đó, mặc dù dịch Covid nhưng nhiều dự án được đầu tư hạ tầng chất lượng tốt đã tăng giá mạnh, tăng khoảng 5% so với năm 2019.

Một số dự án nhà phố đã thành lập những mức giá kỷ lục như: Kiến Hưng Hà Đông có giá 200-250 triệu đồng/m2, Him Lam Tố Hữu có giá 300 triệu đồng/m2.

  • Tương lai thị trường căn hộ TP HCM và Hà Nội

    Tương lai thị trường căn hộ TP HCM và Hà Nội

    Dự kiến năm 2020 - 2021, nguồn cung và giá bán căn hộ TP HCM tiếp tục gia tăng, khu Đông là tâm điểm của thị trường. Thị trường Hà Nội có sự tăng vọt về nguồn cung nhưng giá bán khá ổn định, không có nhiều thay đổi. Bờ Đông sông Hồng ghi nhận là điểm sáng đầu tư mới.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.