Ảnh minh hoạ
Đề xuất này sẽ được HĐND TP xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 22, dự kiến diễn ra cuối tháng 4/2025.
Theo Tờ trình, mức phạt mới sẽ cao gấp đôi so với quy định tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP. Đáng chú ý, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân, tuy nhiên tổng mức phạt vẫn sẽ không vượt quá giới hạn được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dự thảo Nghị quyết liệt kê hàng loạt hành vi vi phạm phổ biến trong thực tiễn sẽ bị xử phạt nặng hơn, bao gồm: Chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp; Lấn, chiếm đất nông nghiệp; Làm biến dạng địa hình; Đào bới, xây tường rào trái phép trên phần đất mình hoặc đất người khác gây cản trở quyền sử dụng; Không sử dụng đất đúng thời hạn, đặc biệt với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản…
Với quy định mới, mức xử phạt cho các hành vi vi phạm có thể lên tới 500 triệu đồng, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Các hành vi xảy ra trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực sẽ vẫn áp dụng mức phạt theo Nghị định 123 hiện hành.
UBND TP. Hà Nội cho biết, việc siết chặt và tăng nặng chế tài xử phạt là giải pháp cần thiết trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, kéo theo tình trạng vi phạm pháp luật đất đai ngày càng phức tạp, tinh vi và phổ biến ở nhiều địa phương.
Việc ban hành Nghị quyết nhằm mục tiêu nâng cao tính răn đe, ngăn chặn các vi phạm mới phát sinh và tăng hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai trên toàn địa bàn Thủ đô.
-
Hé lộ 7 doanh nghiệp đang có vi phạm đất đai được tỉnh Ninh Bình
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai danh sách các doanh nghiệp đang có vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Đất đai.
-
Hướng dẫn cách xác định số tiền tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ vi phạm đất đai
Theo quy định có hiệu lực từ 4/10/2024, việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với từng hành vi vi phạm cụ thể phải căn cứ vào diện tích vi phạm và thời gian vi phạm.
-
Hàng trăm dự án ở Ninh Bình dính vi phạm đất đai, xây dựng
Kết luận Thanh tra mới đây của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của hàng trăm dự án tại Ninh Bình, trong đó chủ yếu liên quan đến vi phạm đất đai, trật tự xây dựng và công tác quy hoạch.






-
Bảng giá đất bị “thổi” cao, nguy cơ thị trường bất động sản vỡ bong bóng
Thị trường bất động sản hiện nay không còn là nơi đáp ứng nhu cầu ở thực, mà trở thành “sân chơi” đầu cơ, nơi giá đất được đẩy lên qua từng lần mua đi bán lại. Nhiều nơi, bảng giá đất được xác lập từ giao dịch đầu cơ, rủi ro vỡ bong bóng là điều khó ...
-
Sở Xây dựng TP.HCM cho ý kiến về 442 khu đất muốn thí điểm dự án nhà ở
Sở Xây dựng TP.HCM vừa cho ý kiến về quy hoạch đối với 442 khu đất dự kiến làm nhà ở thương mại thí điểm theo Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội. TP Thủ Đức cũ có nhiều khu đất nhất.
-
Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tăng trở lại
Sau quãng trầm lắng kéo dài vì đại dịch, bất động sản nghỉ dưỡng đang dần khởi sắc trở lại, với sự phân hóa rõ nét giữa các địa phương. Trong cuộc đua hút vốn đầu tư và khách du lịch, một số địa phương đã bắt đầu vươn lên rõ nét......