Phối cảnh sân bay Gia Bình.
Theo đề xuất, tuyến đường bắt đầu từ Cảng hàng không quốc tế Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) và kết thúc tại nút giao tuyến đường nối cầu Tứ Liên với đường Vành đai 3 Hà Nội. Tổng chiều dài tuyến khoảng 35,43km, trong đó đoạn đi qua địa phận TP.Hà Nội dài 14km và đoạn còn lại dài hơn 21km nằm trên địa phận tỉnh Bắc Ninh.
Toàn tuyến được thiết kế với mặt cắt ngang 120m, phù hợp với tiêu chuẩn cao tốc đô thị. Đặc biệt, đoạn 7km từ ranh giới Bắc Ninh – Hà Nội đến Vành đai 3 sẽ được xây dựng mới hoàn toàn, trong khi đoạn 7km còn lại (trùng với một phần Vành đai 3 Hà Nội) sẽ được cải tạo mở rộng từ quy mô hiện tại 35m lên 120m.
Dự án được chia làm hai dự án thành phần, trong đó:
Dự án thành phần 1: Gồm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng đoạn tuyến dài 14km trên địa phận Hà Nội. Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 8.115 tỷ đồng và được đề xuất thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công do ngân sách TP.Hà Nội đảm bảo. Khoản chi này sẽ không tính vào tổng giá trị Hợp đồng BT của dự án thành phần 2.
Dự án thành phần 2: Bao gồm toàn bộ phần xây dựng tuyến đường kết nối từ sân bay Gia Bình đến nút giao Tứ Liên – Vành đai 3, sẽ được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao - BT). Tổng mức đầu tư sơ bộ là 55.866 tỷ đồng, chưa bao gồm 7.199 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh Bắc Ninh.
Đối với phần mặt bằng tại Bắc Ninh, UBND TP.Hà Nội đề xuất UBND tỉnh Bắc Ninh thực hiện công tác giải phóng mặt bằng bằng nguồn đầu tư công tương tự như Hà Nội, nhằm bảo đảm tiến độ và tính đồng bộ.
Một điểm đặc biệt trong phương án đầu tư là việc thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất. Cụ thể, UBND TP.Hà Nội kiến nghị sử dụng quỹ đất hai bên tuyến đường (mỗi bên từ 300 – 400m) để làm quỹ đất đối ứng. Phần đất nằm trên địa phận tỉnh nào sẽ thanh toán tương ứng với phần công trình xây dựng tại địa phương đó.
UBND TP.Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Ninh cũng sẽ phối hợp để điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị hai bên tuyến đường, chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất để thực hiện thanh toán BT sau khi các quy định pháp lý có hiệu lực.
Việc ký kết Hợp đồng BT sẽ tiến hành sau ngày 1/7/2025, thời điểm Luật PPP sửa đổi chính thức cho phép sử dụng quỹ đất để thanh toán hợp đồng BT, cùng với Nghị định hướng dẫn của Chính phủ sẽ được ban hành và có hiệu lực vào thời điểm này.
-
Tuyến giao thông kết nối Hà Nội với sân bay Gia Bình được đầu tư ra sao?
Một tuyến giao thông chiến lược mới từ trung tâm Hà Nội đến sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) đang được kỳ vọng sẽ mở ra động lực phát triển vùng Thủ đô trong tương lai gần.
-
Tuyến đường 10 làn xe kết nối Hà Nội với sân bay Gia Bình sẽ chạy qua những khu vực nào?
Tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội có chiều dài gần 50km vừa được hai địa phương thống nhất phương án đầu tư.
-
Thủ tướng chỉ đạo đường kết nối sân bay Gia Bình phải xong mặt bằng trong tháng 6/2025
Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo liên quan đến tiến độ triển khai dự án sân bay Gia Bình, trong đó nhấn mạnh tuyến các địa phương cần bàn giao mặt bằng cho các tuyến đường kết nối với sân bay này trước ngày 30/6/2025.








-
Hà Nội khởi công mở rộng Quốc lộ 1A
Ngày 9/5, huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) chính thức khởi công dự án nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn thị trấn Thường Tín, với tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự án là một trong những hạng mục hạ tầng trọng điểm góp phần hoàn thiện ...
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư cho dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ cao 22 tầng
Hà Nội đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào hàng loạt dự án nhà ở xã hội (NOXH) với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, trải dài từ Long Biên, Thanh Trì đến Đông Anh. Trong đó, đáng chú ý là dự án NOXH cao 22 tầng nằm giữa khu vực phát triển nhanh của quận L...
-
Hà Nội lấy ý kiến quy hoạch khu tập thể cũ thành siêu dự án 40 tầng
Khu tập thể Vĩnh Hồ – nơi từng gắn bó với hàng nghìn cư dân suốt nhiều thập kỷ sắp được "thay da đổi thịt" bằng loạt cao ốc 40 tầng, theo Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vừa được quận Đống Đa công khai lấy ý kiến....