Phối cảnh cầu Vân Phúc qua sông Hồng.
Ngày 30/10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội (chủ đầu tư) đã có báo cáo về dự án đầu tư và xây dựng cầu Vân Phúc qua sông Hồng, tuyến đường kết nối ra Quốc lộ 32, huyện Phúc Thọ.
Theo đó, công trình sẽ được khởi động vào quý II/2024, hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2027.
Được biết, cầu Vân Phúc có chiều dài 7,76km và tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỉ đồng, được thực hiện trên địa bàn các xã như Phụng Thượng, Long Xuyên, Xuân Đình, Vân Phúc thuộc huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội.
Điểm đầu công trình nằm tại vị trí giao cắt với Quốc lộ 32, điểm cuối tại vị trí ranh giới hành chính giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là hơn 34,9ha. Trong đó, có 17,1ha đã được Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường đền bù, giải phóng mặt bằng, trùng với dự án đường trục kinh tế xã hội Bắc - Nam.
Cầu Vân Phúc cũng là 1 trong 10 cầu qua sông Hồng sẽ được xây dựng theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, cùng với cầu Hồng Hà, Mễ Sở (Vành đai 4), Thăng Long mới (Vành đai 3), Tứ Liên, Thượng Cát, Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo và cầu Phú Xuyên.
Hiện TP.Hà Nội đã có 8 cầu qua sông Hồng gồm cầu Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Việt Trì - Ba Vì.
-
3 dự án xây cầu vượt sông Hồng được triển khai năm 2023
Nếu dự án xây dựng cầu Vân Phúc được phê duyệt phương án đầu tư, trong năm 2023 Hà Nội sẽ triển khai 3 dự án cầu vượt qua sông Hồng. Bên cạnh các cầu Vân Phúc, Từ Liên và Trần Hưng Đạo, Hà Nội dự tính sẽ xây thêm 7 cầu vượt sông Hồng từ nay đến năm 2030.
-
Gần 3.900 tỷ xây cầu vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên
CafeLand – Dự án cầu Mễ Sở và đường hai đầu cầu có tổng chiều dài 13,8km vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên sẽ được thực hiện theo hình thức BOT có vốn đầu tư gần 3.900 tỷ đồng.








-
Hà Nội vận hành chính quyền hai cấp: Kỳ vọng mới từ cải cách thủ tục đất đai
Mô hình chính quyền hai cấp tại Hà Nội không chỉ thay đổi về tổ chức, mà còn là động lực cải cách thủ tục đất đai từ cơ sở. Những ngày đầu triển khai tại các phường mới cho thấy sự chủ động của người dân và quyết tâm từ bộ máy chính quyền....
-
Đường 5.000 tỷ sắp hình thành ở cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội: Ai hưởng lợi nhiều nhất?
Dự án tuyến đường hơn 5.000 tỷ đồng nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên không chỉ tạo cú hích hạ tầng quan trọng cho khu vực Đông Bắc Thủ đô, mà còn hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích vượt trội về kết nối vùng, phát triển bất động sản và dịc...
-
Một phân khúc dù giao dịch có giảm nhưng giá vẫn tăng
Trong khi thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình phục hồi, phân khúc nhà ở xã hội (NƠXH) lại cho thấy một nghịch lý đáng chú ý: giao dịch sụt giảm rõ rệt nhưng giá bán vẫn tiếp tục leo thang, thậm chí tiệm cận các dự án thương mại....