“Hên thôi” là câu trả lời của anh Quang Tuấn khi hỏi về căn nhà đất trị giá hơn 8,5 tỉ đồng mà anh đang sở hữu.
Anh kể gia đình nghèo nên khi học hết lớp 9 đã tự nghỉ học và xin bố mẹ những đồng tiền ít ỏi khăn gói vào TP.HCM lập nghiệp. Nói là lập nghiệp, nhưng thời điểm đó anh đi theo một người chú để làm công nhân xây dựng với mức lương khoảng 800.000 đồng/tháng.
Sau khi chi cho các khoản nhà trọ, sinh hoạt… khoảng 400.000 đồng, anh giữ lại 100.000 đồng để chi tiêu, 300.000 đồng còn lại gửi về cho bố mẹ phụ nuôi em trai ăn học.
“Tôi bắt đầu gửi số tiền lương đầu tiên từ tháng 6/1997 và sau hơn 4 năm về nhà mẹ đưa tôi tổng số tiền hơn 16 triệu đồng. Không ngờ, trong suốt thời gian qua mẹ tôi không tiêu gì đến số tiền này. Mẹ định sẽ để dành thêm ít năm nữa, nhưng nghe chú tôi nói một người bạn đang bán một mảnh đất rộng 150m2 tại phường Phước Long B, quận 9 cũ với giá 20 triệu đồng. Mẹ tôi vay mượn thêm 4 triệu đồng nữa để hùn tiền mua đất cho tôi”.
Sau khi có mảnh đất, anh Tuấn xây tạm một căn nhà cấp 4 để ở. Anh cho hay vì làm xây dựng nên tận dụng được những nguyên vật liệu bị bỏ tại công trường. Mỗi ngày sau khi về, buổi tối anh lại “lọ mọ” hoàn thành căn nhà riêng của mình.
“Tôi thấy mình là người may mắn vì mua đất gặp thời. Người chủ đất cần bán gấp để lo việc gia đình. Hơn nữa thời điểm đó giá đất đang rẻ, phường Phước Long B còn đìu hiu, lác đác vào căn nhà và chưa phát triển” – anh Tuấn chia sẻ.
Ảnh minh họa.
Thành đại gia nhờ đất tăng vụt
Hơn 26 năm làm việc, từ mức lương 800.000 đồng anh Tuấn được thăng chức làm quản lý công trình xây dựng với thu nhập gần 25 triệu đồng/tháng. Ngoài việc thăng tiến, anh cũng được mọi người gọi là “đại gia” khi mảnh đất mua từ năm 2003 giờ được trả giá hơn 8,5 tỉ đồng.
Anh Tuấn cho biết: “Từ thời điểm mua đất giá đất vẫn tăng hàng năm nhưng tăng chậm, chỉ sau năm 2008 trở đi đất mới tăng vọt. Ngoài nguyên nhân chính là năm 2008, quận 9 bắt đầu hiệp thương đền bù cho các hộ dân trong dự án trung tâm hành chính quận (có quyết định thu hồi đất từ năm 2004), thì nguyên nhân tăng giá tiếp theo là thông xe cầu Thủ Thiêm. Bên cạnh đó, còn hai tuyến đường vành đai và các đường trục liên phường cũng được khởi động để nối kết quận 9 với khu vực xung quanh. Nếu năm 2007, đất chỉ có giá 6 triệu đồng/m2 thì năm 2008 đã tăng lên 12-14 triệu đồng/m2 và đến hiện tại đang dao động ở mức 55-60 triệu đồng/m2”.
Anh Tuấn cũng cho biết thêm dù giá đất tăng vọt, bán đi cũng giúp gia đình anh đổi đời. Nhưng anh quyết định xây một căn nhà khang trang và đón bố mẹ đến ở cùng. Đây như là một món quà thay lời cảm ơn anh dành tặng mẹ mình.
-
“Soi” giá dự án căn hộ dọc tuyến Vành đai 3 TP.HCM (khu vực quận 9 cũ)
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM vừa được chính thức khởi công có đoạn đi qua địa bàn quận 9 (cũ) nay là TP. Thủ Đức. Khu vực này là nơi có nhiều dự án căn hộ đã và đang được xây dựng. Trong đó, có những dự án sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ tuyến đường Vành đai này.
-
5 dự án tại Quận 9 được hưởng lợi lớn từ tuyến Vành đai 3
Theo quy hoạch, tuyến Vành đai 3 sẽ đi qua địa bàn Quận 9 có lộ giới lên tới 120m và sẽ kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây. Vì thế, nhiều dự án sẽ được hưởng lợi lớn, có thể kể đến 5 dự án sau:
-
“Giải vây” cho thị trường bất động sản
Nhiều kiến nghị đã được các chuyên gia đưa ra, hướng đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn, giải vây cho thị trường bất động sản thời gian tới.
-
Thủ tục hành chính đất đai sẽ được thực hiện như thế nào khi thu hồi sổ hộ khẩu?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1.1.2023 sẽ không còn sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Việc thực hiện các thủ tục hành chính đất đai sau khi thu hồi sổ hộ khẩu là vấn đề được nhiều người quan tâm....
-
Bất động sản châu Á có thể là điểm sáng trên toàn cầu trong năm 2023
Theo công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank, dù vẫn đối mặt với một số thách thức, song khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là một trong những “điểm sáng” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023....