Mức thuế quá thấp
Báo cáo của ProPublica mới đây cho biết, trong giai đoạn 2014-2018, có 25 người Mỹ giàu nhất nộp thuế thu nhập liên bang rất ít hoặc không nộp. Cụ thể, dựa trên hồ sơ của Sở Thuế vụ (IRS), 25 người Mỹ giàu nhất chỉ đóng 13,6 tỷ USD tiền thuế thu nhập liên bang trong khi tổng giá trị tài sản ròng của họ tăng đến 401 tỷ USD trong giai đoạn 2014-2018.
Có thể kể đến như tỷ phú Warren Buffett chỉ trả 23,7 triệu USD tiền thuế từ năm 2014-2018, khi tài sản của ông tăng 24,3 tỷ USD. George Soros không nộp đồng thuế nào trong ba năm từ 2016-2018. Hay như tỷ phú Michael Bloomberg nộp 70,7 triệu USD thuế cho thu nhập 1,9 tỷ USD năm 2018. Thậm chí tỷ phú Jeff Bezos đã không phải đóng thuế thu nhập liên bang trong năm 2007 và 2011, còn tỷ phú Elon Musk cũng bị chỉ ra là không nộp đồng thuế thu nhập liên bang nào vào năm 2018.
Vụ rò rỉ hồ sơ thuế các tỷ phú giàu nhất diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden đang muốn tăng thuế suất tối đa thuế thu nhập cá nhân từ 37% hiện nay lên 39,6%, cũng như giữa những tranh cãi về việc nên đánh thuế thu nhập hay thuế tài sản.
Trong khi chính quyền Tổng thống Biden chỉ muốn tăng thuế thu nhập, một loạt nghị sĩ của Đảng Dân chủ Mỹ là Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, D-Mass và Bernie Sanders đề xuất đánh thuế 3% hằng năm đối với các tỷ phú sở hữu khối tài sản vượt quá 1 tỷ USD. Các nghị sĩ cũng kêu gọi đánh thuế tài sản hàng năm thấp hơn 2% đối với những người có khối tài sản từ 50 triệu - 1 tỷ USD.
Những mức thuế ấy nhắm tới giới siêu triệu phú nhằm mục đích kiềm chế khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng ở Mỹ, vốn đã trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch Covid-19. Thống kê cho thấy khối tài sản của các tỷ phú cao hơn 40% so với thời điểm trước khi đại dịch bắt đầu.
Nhiều chiêu lách thuế
Chính tỷ phú Warren Buffett từng nhiều lần tiết lộ mức thuế thu nhập thậm chí còn thấp hơn cả thuế suất của thư ký của ông và theo ông, đây là một trong những vấn đề cần quan tâm của hệ thống thuế Mỹ. Huyền thoại đầu tư này cũng đã không ít lần thúc giục các nhà làm luật Mỹ tăng thu thuế thu nhập cá nhân đối với người giàu.
Có nhiều cách giúp các tỷ phú Mỹ lách thuế hoặc giảm số thuế phải đóng. Như tỷ phú Buffett bị đánh thuế chủ yếu là thuế trên thặng dư vốn như một nhà đầu tư chứ không phải theo lương hay thu nhập như nhân viên của ông. Trong suốt 25 năm qua, Buffett chỉ nhận mức lương khiêm tốn là 100.000 USD/năm với tư cách là CEO của Berkshire Hathaway, còn phần lớn thu nhập của ông đến từ đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Ảnh hưởng của đại dịch đang khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo, cộng thêm việc ngân sách các nước bị thâm hụt nặng nề do vừa phải chống dịch vừa phải hỗ trợ, kích thích kinh tế phục hồi, có lẽ chính phủ các nước sẽ tăng cường thu thuế, đặc biệt nhắm vào những người giàu.ớc
Trong khi đó, mức tăng vốn dài hạn và thuế cổ tức bắt buộc (mức 0%, 15% và 20%) vẫn thấp hơn nhiều so với thuế suất thu nhập cá nhân thông thường. Các tỷ phú cũng giảm bớt thu nhập để đóng góp cho từ thiện, đồng thời tạo ra nhiều việc làm nên được hưởng ưu đãi về thuế. Những doanh nhân giàu có này thuê kế toán giỏi, tận dụng triệt để các lợi thế của luật thuế để giảm bớt thuế cần nộp một cách hợp pháp.
Đáng lưu ý là hồ sơ Panama công bố cách đây 5 năm từng cho thấy động cơ và cách thức mà không ít tỷ phú che giấu tài sản hoặc các khoản chuyển tiền mờ ám. Phổ biến nhất là mở một tài khoản bí mật tại một ngân hàng Thụy Sĩ để nhận những khoản thu nhập bí mật, hoặc mở các công ty ở các “thiên đường thu” như quần đảo BVI, Bermuda, đảo Sip, Cayman, Monaco... để trốn thuế.
Ảnh hưởng của đại dịch đang khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo, cộng thêm việc ngân sách các nước bị thâm hụt nặng nề do vừa phải chống dịch vừa phải hỗ trợ, kích thích kinh tế phục hồi, có lẽ chính phủ các nước sẽ tăng cường thu thuế, đặc biệt nhắm vào những người giàu, mà đề xuất tăng thuế thu nhập hoặc dự thảo đánh thuế tài sản của Mỹ là minh chứng cụ thể nhất.
Không chỉ vậy, các công ty cũng là đối tượng bị nhắm đến, mà việc các nước G7 mới đây đã đạt một thỏa thuận thuế lịch sử để giải quyết việc né thuế của các công ty đa quốc gia, ghi dấu lần đầu tiên khối này đồng ý thiết lập mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu, là bước đi ban đầu rõ ràng nhất.
-
Các quốc gia châu Á nỗ lực kiểm soát thị trường bất động sản đang tăng trưởng nóng
Những cải cách để kiểm soát thị trường bất động sản - đặc biệt là đại tu các quy định về quy hoạch và tăng nguồn cung nhà giá rẻ - đang được chính phủ tại nhiều quốc gia châu Á khởi động trở lại sau khủng hoảng do Covid-19 đẩy giá nhà tăng phi mã.
-
Sẽ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 2025
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu khi trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 18/3.
-
Thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản giảm mạnh
Không chỉ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản giảm tốc, mà thu lệ phí trước bạ từ nhà đất cũng đang sụt giảm mạnh.
-
Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trong Nghị quyết mới ban hành, Chính phủ yêu cầu cầu các bộ, ngành xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất, hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai....