Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của FCN lại giảm mạnh 53,1% so với cùng kỳ xuống 15 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp trong kỳ giảm còn 10,2% từ mức 17,5% trong quý 1/2022, phản ánh giá vật liệu xây dựng tăng.
Nhờ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng nền móng và giá trị backlog lớn từ các dự án công nghiệp nặng và công trình ngầm, FCN đã duy trì biên lợi nhuận gộp ổn định trong giai đoạn 2017-20 ở mức khoảng 14-15%, cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp xây dựng niêm yết khác như CTD và HBC (chỉ 5%- 10%).
Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của FCN đã giảm mạnh trong năm 2021 xuống 13,5%, mức thấp nhất kể từ khi niêm yết. Hiệu suất kinh doanh thấp của FCN trong năm 2021 được đánh giá chủ yếu là do giá vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt là giá thép tăng 43% so với cùng kỳ trong năm ngoái và cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành do đại dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động xây dựng.
Đại dịch Covid-19 kéo dài và giá vật liệu xây dựng tăng cao đã làm chậm tiến độ của hàng loạt dự án trong giai đoạn 2021- 6 tháng đầu năm 2022. FECON hiện đang còn nhiều backlog tại các dự án xây dựng công nghiệp lớn như Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, nhiệt điện Vũng Áng 2 & Nhơn Trạch 3&4,…
Chi phí lãi vay tăng của FCN trong quý 2/2022 tăng 52,7% so với cùng kỳ chủ yếu do nợ vay tại dự án điện gió Quốc Vinh - Sóc Trăng không còn được vốn hóa từ quý 2/20221.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu và lợi nhuận ròng của FCN lần lượt đạt 1.541 tỷ đồng và 15 tỷ đồng (+14,9%/-84% so với cùng kỳ năm trước).
FCN hiện đang sở hữu lần lượt 40% và 51% cổ phần tại hai nhà máy năng lượng tái tạo là điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 và điện gió Quốc Vinh - Sóc Trăng. Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 (tỉnh Bình Thuận) với vốn đầu tư ban đầu là 1.361 tỷ đồng. Dự án này đã được vận hành thương mại từ tháng 6/2019 và đang được hưởng mức giá FIT 9,35 cent/kWh trong 20 năm. Chúng tôi ước tính dự án sẽ đóng góp khoảng 5-7 tỷ đồng/năm LN trước thuế cho FCN.
Dự án điện gió đầu tiên của công ty là Quốc Vinh – Sóc Trăng có vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng. Dự án đã bắt đầu vận hành thương mại từ tháng 10/2021 và được hưởng mức giá FIT 8,5 cent/kWh trong 20 năm.
FCN kỳ vọng sẽ thoái vốn hoàn toàn khỏi ít nhất một dự án năng lượng tái tạo hiện có trong năm nay
Về mảng bất động sản, tại Đại hội cổ đông thường niên tháng 4/2022, FCN đặt mục tiêu phát triển 5 dự án bất động sản trong hai năm tới, bao gồm 4 dự án bất động sản khu dân cư và 1 dự án bất động sản khu công nghiệp. Trong ngắn hạn, FCN nhiều khả năng sẽ được chọn là nhà phát triển dự án khu đô thị Nam Thái tại TP.Phổ Yên (thành phố mới của tỉnh Thái Nguyên), nằm gần các nhà máy của Samsung.
-
Đại gia công trình ngầm Fecon tiếp tục lấn sân sang ngành điện
CafeLand - Công ty Cổ phần Fecon (mã chứng khoán: FCN) vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Ecotech Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, Fecon không giấu tham vọng với các dự án điện trên tư cách nhà thầu thi công cũng như nhà đầu tư.
-
Hà Nội giao hàng hàng loạt khu đất chuẩn bị đấu giá
UBND TP. Hà Nội vừa quyết định giao hàng loạt khu đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương.
-
Hà Nội chỉ đạo xử lý “nạn” thao túng giá bất động sản
UBND TP Hà Nội vừa có công văn về việc tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.
-
Hơn 25.000 người lao động tại Hà Nội đón tin vui
Ngày 19/1, Công ty TNHH Inventec Technology chính thức nhận bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu Công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) để chuẩn bị khởi công tổ hợp nhà máy quy mô lớn trong năm 2025. Đây là tin vui lớn cho hơn 25.000 n...