13/09/2021 3:53 PM
Ngành vận tải biển toàn cầu đang mức đạt doanh thu lớn nhất kể từ năm 2008. Giá vận chuyển hàng hóa đã tăng cao hơn bao giờ hết trong bối cảnh nhu cầu bùng nổ còn chuỗi cung ứng bị gián đoạn do đại dịch.

Bội thu nhờ Covid-19

Doanh thu của tất cả các loại tàu chở hàng đều tăng vọt, từ những chiếc tàu khổng lồ chất đầy các container 40 feet, tàu chở hàng rời có khoang chứa hàng ngàn tấn than, hay tàu chuyên dụng để vận chuyển các loại hàng hóa có bánh như ô tô và xe tải.

Vận tải biển chiếm 80% hoạt động vận chuyển hàng hóa trên thế giới, tác động đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế. Sự bùng nổ của vận tải biển vào năm 2008 từng kéo theo hàng loạt đơn đặt mua tàu mới. Nhưng đà tăng bị gián đoạn ngay sau đó do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra giai đoạn suy thoái sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ.

Còn hiện tại, sự bội thu của ngành vận tải biển trong những tháng gần đây xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất là, nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch đang khiến nhu cầu về hàng hóa và nguyên liệu thô tăng vọt. Thứ hai là, Covid-19 đã gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tắc nghẽn các cảng biển và chậm trễ hoạt động của các tàu chở hàng, khiến hàng hóa vận chuyển qua đại dương bị hạn chế.

Theo Clarkson Research Services Ltd., đơn vị nghiên cứu thuộc công ty môi giới tàu biển lớn nhất thế giới Clarkson Group, ngành vận tải biển đang ghi nhận doanh thu theo ngày cao nhất kể từ năm 2008, trừ các loại tàu chở dầu và khí đốt.

Trong đó, vận chuyển bằng container đang là ngôi sao của ngành với mức lợi nhuận lớn nhất, xô đổ các kỷ lục về doanh thu trước đó. Các doanh nghiệp đang phải trả đến 14.287 đô la để vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu, tăng hơn 500% so với một năm trước đó.

A.P. Moller-Maersk A/S, hãng vận tải container lớn nhất thế giới, đã tăng dự báo lợi nhuận trong năm nay lên gần 5 tỷ USD vào tháng trước. Còn CMA CGM SA, hãng vận tải biển lớn thứ ba thế giới, tự tin vào triển vọng về lợi nhuận tới mức đã cố định mức giá giao hàng ngay để duy trì mối quan hệ với các khách hàng thân thiết.

Các ngành đều thắng đậm, trừ tàu chở dầu

Trong khi nhu cầu về hàng hóa bán lẻ đang thúc đẩy thị trường vận tải container, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu về nguyên liệu thô tăng vọt, mang lại doanh thu cho các tàu rời chở hàng hóa công nghiệp. Doanh thu của ngành này gần đây đã đạt mức cao nhất trong 11 năm và chưa có dấu hiệu sẽ giảm trong năm nay.

Ted Petrone, Phó Chủ tịch Navios Maritime Holdings, doanh nghiệp sở hữu một đội tàu chở hàng rời có trụ sở tại Hy Lạp, cho biết: “Nhu cầu mạnh mẽ về nguyên liệu kết hợp với hoạt động hậu cần bị gián đoạn do Covid-19 đang làm tăng giá cước giao hàng ngay và giao hàng trong tương lai. Các yếu tố cung và cầu trong tương lai đều rất tích cực”.

Nhu cầu thị trường cũng khiến một số hãng tàu chở hàng rời đã chuyển sang vận chuyển cả các container. Golden Ocean Group Ltd. là một trong những công ty đang xem xét ý tưởng này. Dù việc chuyển hướng này có thể tăng thêm lợi nhuận cho các chủ tàu, nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro vì tàu chở hàng rời không được thiết kế để chở container.

Các thị trường vận tải ngách khác cũng đang bội thu. Các hãng vận tải ô tô hiện đang ghi nhận mức phí thuê tàu cao nhất kể từ năm 2008. Giá cho các tàu chở hàng tổng hợp để vận chuyển các thiết bị hạng nặng cũng đang tăng cao. Điều này càng tăng chất xúc tác cho thị trường bùng nổ mạnh mẽ hơn, bên cạnh hai lĩnh vực dẫn đầu là vận tải container và tàu chở hàng rời.

Trong khi Covid-19 mang lại tăng trưởng phi mã cho hầu hết hoạt động vận tải biển, các tàu chở dầu lại thua lỗ trong phần lớn thời gian của năm 2021. Điều này là do số lượng tàu chở dầu rất lớn, nhưng nguồn cung dầu lại ít đi khi OPEC+ tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu mỏ từ đầu đại dịch cho đến năm 2022.

Hiện tại, thị trường tàu chở dầu là điểm nghẽn duy nhất trong ngành vận tải biển đang tăng trưởng chóng mặt. Chỉ số ClarkSea, một chỉ số theo dõi doanh thu vận tải hàng ngày, đã công bố giai đoạn tăng trưởng theo tháng kéo dài kỷ lục.

Alexandra Alatari, một nhà phân tích vận tải tại Arrow Shipbroking Group, cho biết: “Giá thuê tàu vận tải container rất điên rồ. Điều tương tự cũng đang xảy ra với các tàu chở hàng rời. Các động lực tăng trưởng của ngành vẫn rất mạnh mẽ và chúng sẽ duy trì mức giá đạt đỉnh trong thời gian tới”.

Chủ đề: Kinh tế thế giới
Lam Vy (Bloomberg)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS

    Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS

    Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...

  • 9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025

    9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025

    Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...

  • Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD

    Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD

    Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.