Chỉ số cho thuê toàn cầu của Knight Frank Prime đã tăng 8,5% trong 12 tháng tính đến tháng 3/2023, với giá thuê ở phần lớn các thị trường mà Knight Frank theo dõi đều đạt kỷ lục mới.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng giá thuê nhà trong quý I/2023 đã giảm so với quý IV/2022, nhưng giá thuê nhà tổng thể trên toàn cầu vẫn đang tăng với tốc độ chóng mặt khi các nền kinh tế tiếp đà phục hồi sau đại dịch.
Trong số các thị trường được Knight Frank theo dõi, Singapore là nơi dẫn đầu về tưng trưởng giá thuê với mức tăng 31,5% trong 12 tháng qua. Tính riêng trong quý I, giá thuê nhà tại Singapore đã tăng tới 6,4%. London là thị trường xếp thứ hai với tốc độ tăng trưởng cao gần 17% trong 12 tháng qua tính đến tháng 3. Các thị trường khác như Sydney, Toronto, New York cũng chứng kiến giá thuê nhà tăng trưởng ở mức hai con số.
Auckland và Hong Kong là hai thị trường ghi nhận mức tăng trưởng giá thuê nhà âm trong 12 tháng qua, mặc dù giá thuê nhà ở cả hai thành phố này đều tăng trong khoảng thời gian ba tháng đầu năm nay.
Giá thuê nhà tại các thị trường lớn tăng mạnh kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 được thúc đẩy bởi các yếu tố như nguồn cung nhà ở hạn chế do việc xây dựng bị gián đoạn trong thời gian đại dịch và nhu cầu bán nhà tăng lên đã lấy đi nguồn cung trên thị trường. Việc người lao động quay ồ ạt quay lại các thành phố lớn để làm việc cũng ảnh hưởng tới thị trường nhà ở.
Dữ liệu của Knight Frank cho thấy giá thuê ở Singapore đã tăng trên tất cả các phân khúc thị trường, chủ yếu do việc người lao động nước ngoài quay lại quốc gia này sau đại dịch. Ngoài ra, việc tăng thuế liên tiếp, lên tới 60% đối với một số người mua nước ngoài, đã làm tăng chi phí mua bất động sản, nghĩa là nhiều người hiện đang phụ thuộc vào bất động sản cho thuê.
Trong khi đó, giá thuê nhà ở tăng mạnh tại các thị trường như Sydney, New York và London liên quan đến tình trạng thiếu nguồn cung thường xuyên đối với các bất động sản cho thuê hiện có cũng như khối lượng xây dựng nhà ở mới thấp.
Thị trường chính của New York đang có giá thuê kỷ lục ở Manhattan và Brooklyn, và với mùa cho thuê bận rộn nhất vẫn chưa đến, người thuê đang phải đối mặt với các lựa chọn hạn chế và chi phí cao hơn trong một thị trường cạnh tranh.
Tăng trưởng giá thuê nhà ở tại nhiều thị trường đã làm tăng khả năng dẫn tới việc chính phủ các nước buộc phải thực hiện các chính sách để bảo vệ người thuê nhà khỏi chi phí tăng cao.
Tuy nhiên, những lập luận chống lại việc cần có một giới hạn về tiền thuê nhà - rằng chúng phá vỡ thị trường, làm suy yếu động cơ đầu tư vào chỗ ở mới xây và cuối cùng làm cho tình hình tồi tệ trở nên tồi tệ hơn - dường như đang thắng thế.
Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đang ngày càng quan tâm hơn tới việc đầu tư vào phân khúc xây dựng nhà ở cho thuê như một giải pháp để giảm giá thuê nhà. Knight Frank dự đoán rằng phân khúc này sẽ trở thành thị trường bất động sản có thể đầu tư lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm tới.
Liam Bailey, trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Knight Frank cho biết: "Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng giá cho thuê đang đạt mức kỷ lục mới khi người lao động quay trở lại các thành phố lớn. Với khối lượng xây dựng nhà ở vẫn còn thấp do thiếu nguyên liệu và chi phí xây dựng cao, giá thuê dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Câu hỏi quan trọng đối với các nhà đầu tư là chính phủ sẽ phản ứng thế nào khi giá thuê nhà tiếp tục tăng cao”.
-
Bất động sản cho thuê tại châu Á hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa trở lại
Đã khoảng một tháng kể từ khi Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ cấp thị thực cho khách du lịch nước ngoài sau ba năm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Khi Trung Quốc mở cửa trở lại với thế giới, các nền kinh tế trong khu vực dự kiến sẽ gặt hái được nhiều lợi ích.
-
Thị trường nhà cho thuê Trung Quốc gặp thời
Các quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus và Greystar Real Estate Partners đang đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực nhà cho thuê tại Trung Quốc, khi ngày càng nhiều nhà phát triển nơi đây gặp khó khăn và muốn thoái vốn.
-
Dự báo xu hướng thị trường cho thuê năm 2023
Vài năm gần đây, thị trường bất động sản cho thuê đã chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi được gây ra do dịch Covid-19. Tuy nhiên, mọi thứ đang dần ổn định trở lại, qua đó gửi đến những tín hiệu tích cực với những người có ý định đầu tư vào lĩnh vực này.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).