Mới đây, công ty TNHH Thép Hoà Phát Hưng Yên vừa công bố tăng giá bán sản phẩm từ ngày 6/3 trước tình hình giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng. Cụ thể giá bán thép xây dựng tại thị trường miền Nam sẽ được điều chỉnh tăng thêm 200.000 đồng/tấn.
Thép Hoà Phát Hưng Yên đã tăng giá thép xây dựng thêm 200.000 đồng/tấn từ ngày 6/3 tới đây
Trước đó, trong ngày 25/2, một số doanh nghiệp thép xây dựng nâng giá thép thêm 150.000 - 210.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, đưa mức giá lên khoảng 15,7 - 16 triệu đồng/tấn. Thậm chí, có thương hiệu thép tăng giá bán lên mức vượt 17 triệu đồng/tấn.
Cụ thể, thương hiệp thép Pomina tại miền Trung điều chỉnh tăng mạnh với mức 1,05 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 thành giá bán là 17,57 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 1,02 triệu đồng/tấn, lên thành 17,6 triệu đồng/tấn.
Thép Hòa Phát tại miền Bắc, miền Trung nâng giá bán lên 200.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn CB240; giá thép ở 2 miền lần lượt ở mức 15,96 triệu đồng/tấn và 15,88 triệu đồng/tấn. Tại miền Nam, thép Hòa Phát tăng 150.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 lên thành 15,98 triệu đồng/tấn.
Tương tự, nhiều thương hiệu thép khác cũng nâng giá bán ra. Cụ thể, thép Việt Ý cũng nâng 200.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240 lên 15,91 triệu đồng/tấn.
Ghi nhận từ đầu năm đến nay, giá thép cuộn CB240 đã điều chỉnh tăng giá 5 đợt, mức tăng giá tùy thuộc vào thương hiệu thép. Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, bình quân giá thép nội địa hiện tăng khoảng 5% so với cuối năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2022 khoảng 8%.
Về nguyên nhân tăng giá, theo VSA, là do nguyên liệu đầu vào tăng nhiều khiến các nhà máy trong nước tăng giá bán để bù lại giá thành sản phẩm, giảm lỗ. Tuy nhiên, giá bán thép thành phẩm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả kinh doanh của các công ty thép chưa cao.
Thời gian tới, áp lực từ các nền kinh tế lớn sẽ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó khăn hơn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép xây dựng. Trong khi đó, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, biến động giá cũng sẽ là yếu tố gây ra nhiều thách thức cho ngành.
"Trong thời gian tới, giá thép có thể phục hồi, một phần do tính mùa vụ khi nhu cầu đầu tư và xây dựng gia tăng có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất. Sang quý 2 và 3.2023, diễn biến giá thép sẽ phụ thuộc vào mức độ phục hồi từ nhu cầu thép", theo Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Thách thức vẫn còn tồn tại khi ngành bất động sản vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nguồn cung cấp cạnh tranh hơn khi các nước sản xuất lớn như Trung Quốc gia tăng sản lượng. Song đây cũng chính là động lực cải thiện chất lượng và gia tăng năng lực cạnh tranh cho ngành thép trong nước.
-
Thị trường thép xây dựng ảm đạm thời "bão giá"
Nối tiếp chuỗi ảm đạm của năm trước, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong những tháng đầu năm 2023 tiếp tục đi xuống do giá thép được điều chỉnh tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường chưa có nhiều khởi sắc.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....