Trong bối cảnh nhu cầu suy yếu và giá nguyên liệu đầu vào hạ nhiệt, nhiều doanh nghiệp thép trong nước thông báo tiếp tục hạ giá sản phẩm từ chiều ngày 10/5.
Nhiều doanh nghiệp thép trong nước thông báo tiếp tục hạ giá sản phẩm từ chiều ngày 10/5
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh giảm 100.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, xuống còn 15,29 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, thép cuộn CB240 vẫn giữ nguyên giá bán ở mức 14,9 triệu đồng/tấn.
Cùng mức giảm trên, giá bán mới nhất của thép Việt Ý trong ngày 11/5 là 14,62 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và 15,2 triệu đồng/tấn với loại D10 CB300.
Tương tự, thép Việt Đức cũng có thông báo giảm 100.000 đồng/tấn đối với thanh vằn D10 CB300 xuống còn 15,15 triệu đồng/tấn và giữ nguyên giá bán với thép cuộn CB240 là 14,64 triệu đồng/tấn.
Giá thép xây dựng trong nước đang dao động khoảng 14,5-15,5 triệu đồng/tấn sau khi giảm 5 lần liên tiếp
Trong đợt điều chỉnh giá bán lần này, thép Pomina là một trong những thương hiệu giảm giá mạnh nhất khi giảm 460.000 với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại thị trường miền Nam. Sau điều chỉnh, giá bán mới nhất trong ngày 11/5 lần lượt ở mức 15,91 triệu đồng/tấn và 16,22 triệu đồng/tấn.
Tại thị trường miền Trung, Pomina cũng điều chỉnh hạ giá bán đối với thép CB240 và thép D10 CB300 lần lượt là 300.000 đồng/tấn và 310.000 đồng/tấn, giá sau giảm còn lần lượt 15,5 triệu đồng và 15,56 triệu đồng một tấn.
Đây là lần giảm thứ 5 liên tiếp kể từ đầu năm với tổng mức giảm đến hơn khoảng 1,5 triệu đồng/tấn. Hiện tại, giá các mặt hàng thép xây dựng trong nước đang dao động khoảng 14,5-15,5 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu và loại thép.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, giá phôi thép và nguyên vật liệu giảm là lý do để các doanh nghiệp sản xuất thép điều chỉnh giảm giá bán thép thành phẩm cho phù hợp với chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước sụt giảm mạnh cũng là yếu tố khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy nhanh hàng tồn kho.
Trong khi đó, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho rằng đà giảm của giá thép trong nước có thể sẽ còn nối dài lại do sức ép từ giá nguyên vật liệu đi xuống trong khi nhu cầu tiêu thụ trong ngành xây dựng, bất động sản vẫn chưa cho thấy dấu hiệu bứt phá.
-
Tới năm 2024, thị trường thép Việt Nam mới có thể phục hồi mạnh mẽ trở lại
Nguồn cung bất động sản trong nước được kỳ vọng có thể được hồi phục từ năm 2024 khi Luật đất đai sửa đổi được thông qua tháo gỡ hàng loạt, đồng bộ các nút thắt pháp lý và áp lực tài chính, lãi suất được giảm bớt. Điều này dẫn tới việc nhu cầu thép Việt Nam sẽ chỉ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....