Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ, khi đại dịch Covid lần đầu tiên xảy ra vào đầu năm 2020, hơn 142 quốc gia đã tiến hành đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần biên giới, với 91% dân số thế giới bị hạn chế đi lại vào tháng 3 năm 2020.
Nhưng giờ đây, khi hoạt động du lịch trở lại nhanh hơn dự kiến sau khi tiêm chủng được đẩy mạnh ở các quốc gia có thu nhập cao, các khách sạn trên toàn thế giới không thể đáp ứng kịp nhu cầu bị dồn nén trong bối cảnh thiếu lao động, đẩy giá phòng tăng chóng mặt. Vào tháng 5/2022, các chuyến bay trên toàn cầu lần đầu tiên đạt mức cao nhất kể từ khi đại dịch diễn ra vào năm 2019.
Theo nghiên cứu của nền tảng Pay Now Pay Later của Anh và đại lý du lịch Butter, nhu cầu về phòng khách sạn tại một số điểm đến nổi tiếng tăng 184% từ tháng 10/2020 đến tháng 10/2021. Tại New York, nhu cầu tăng 361%, đẩy giá phòng vọt lên thêm 28%. Trong khi đó, ở châu Âu, Rome và Lisbon chứng kiến mức tăng giá phòng lần lượt là 23% và 20%.
Giám đốc điều hành của tập đoàn khách sạn Hilton, Chris Nassetta, dự đoán rằng chuỗi khách sạn này sẽ “có một mùa hè lớn nhất từng thấy trong lịch sử 103 năm phát triển”.
Lim Hui Ting, người đồng sáng lập hãng du lịch hạng sang UniqLuxe, cho biết nhiều khách sạn vẫn chưa thể mở hết công suất do đã sử dụng thời gian ngừng hoạt động để cải tạo hoặc do thiếu lao động khi tỷ lệ bỏ việc tăng cao trong đại dịch.
Các nguyên nhân trên cùng với áp lực lạm phát khiến nhiều tập đoàn khách sạn dự báo giá phòng sẽ tăng hơn nữa.
“Giá mọi thứ như xăng hay hàng hóa đã tăng, vì vậy giá phòng khách sạn cũng sẽ tăng. Các doanh nghiệp đã mất 2 năm không tổ chức các hoạt động giải trí và các sự kiện kinh doanh. Họ có sẵn khoản ngân sách tiết kiệm trong thời gian đại dịch để đáp ứng nhu cầu này”, ông Nassetta nói.
Giám đốc điều hành Marriott Tony Capuano cho biết vào cuối tuần trong Ngày lễ Tưởng niệm tại Mỹ, doanh thu trên mỗi phòng của tập đoàn này đã tăng khoảng 25% so với năm 2019. Giá phòng trong quý 1/2022 ở các khách sạn hạng sang như JW Marriott, Ritz-Carlton và St. Regis đã tăng 30% so với trước đại dịch. Các điểm đến nghỉ dưỡng và ven biển chứng kiến tiềm năng tăng mạnh mẽ, nhưng các khu vực đô thị sẽ cần thời gian phục hồi lâu hơn.
Keith Barr, Giám đốc điều hành của tập đoàn khách sạn InterContinental sở hữu các thương hiệu như InterContinental và Holiday Inn, hy vọng nhu cầu về phòng khách sạn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian còn lại của năm khi du lịch được bình thường hóa hơn sau đại dịch. Điều đó có thể sẽ đi kèm với việc tăng giá hơn nữa khi lạm phát và các chi phí khác được tính thêm vào giá phòng.
Tại Việt Nam, thị trường khách sạn cũng đang hồi phục nhanh chóng khi du lịch quốc tế mở cửa trở lại hoàn toàn vào ngày 15/03/2022, được thúc đẩy bởi nhu cầu nội địa hết sức mạnh mẽ. Giá phòng khách sạn vào dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5 tăng 20-30% với công suất vọt lên mức 80-90% ở nhiều điểm đến nổi tiếng. Sự phục hồi của du lịch và giá phòng cũng mang lại nhiều niềm vui cho các nhà đầu tư bất động sản khách sạn, vốn đã phải gồng mình để tồn tại suốt 2 năm qua đại dịch vừa qua.
-
Giá phòng khách sạn tại châu Á về mức trước đại dịch
Thị trường khách sạn châu Á đang dần hồi phục do mở cửa trở lại du lịch quốc tế và dỡ bỏ các hạn chế kiểm dịch.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...