Tuy nhiên, trên thực tế, khi tính đến các yếu tố khác như lạm phát, giá nhà hiện đang giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, về mặt danh nghĩa, tốc độ tăng giá nhà chậm lại mất nhiều thời gian hơn những gì các chuyên gia của Knight Frank dự đoán.
Theo dữ liệu được các chuyên gia Knight Frank công bố, có 48 trong số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ được theo dõi bởi chỉ số giá nhà toàn cầu vẫn ghi nhận giá nhà trong năm 2022 tăng lên so với năm 2021.
Knight Frank cho biết Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là quốc gia có tỷ lệ tăng giá nhà đứng đầu thế giới, nhưng tốc độ tăng giá “phi mã” của nước này có thể bị giảm do áp lực từ lạm phát và tăng lãi suất.
Các thị trường Bắc và Trung Âu tiếp tục hoạt động mạnh mẽ hơn với việc một số quốc như như Estonia, Hungary, Cộng hòa Séc, Iceland, Slovakia, Bắc Macedonia và Latvia đều ghi nhận mức tăng giá nhà hàng năm trên 16%.
Các thị trường từng chứng kiến tỷ lệ giá nhà tăng mạnh nhất trước đây đang tụt hạng trong quý III. Chẳng hạn, Canada đã tụt từ vị trí thứ 10 xuống vị trí thứ 34 trên bảng xếp hạng, trong khi Úc cũng tụt từ vị trí thứ 28 xuống vị trí thứ 47 trong 3 tháng qua.
New Zealand, quốc gia bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn hầu hết các nền kinh tế hàng đầu khác, đã chứng kiến vị trí trên bảng xếp hạng sụt giảm từ 41 xuống 52 trong cùng khoảng thời gian, với mức giá giảm 2% trên toàn quốc trong năm tính đến hết quý III.
Ở mức 11%, tốc độ tăng giá nhà ở hàng năm tại thị trường Mỹ dường như vẫn tỏ ra mạnh mẽ hơn so với mặt bằng chung, nhưng tỷ lệ này cũng đã giảm xuống từ mức cao nhất là 21% vào tháng 3.
Tỷ lệ lãi suất thế chấp cho các khoản vay thời hạn cố định 30 năm đã chạm ngưỡng 7% vào tháng 10, đánh dấu lần đầu tiên tỷ lệ lãi suất thế chấp chạm tới mức cao như vậy kể từ năm 2002, đã tác động tới giá nhà ở tại Mỹ, theo thế chấp cơ quan tài chính Freddie Mac.
Singapore là thành phố đứng đầu châu Á với tốc độ tăng trưởng giá nhà từ năm 2021 đến năm 2022 là 14%. Việc có một thị trường lao động lành mạnh, kết hợp với việc các nhà đầu tư chuyển từ thị trường chứng khoán sang bất động sản để tận dụng giá thuê tăng đang góp phần đẩy giá nhà tại Singapore lên cao.
Vương quốc Anh có mức tăng trưởng giá nhà ở hàng năm là 10%, nhưng với việc giá nhà ở trong tháng 9 đã giảm so với tháng 9, dường như tốc độ tăng giá nhà tại thị trường này đã đạt đến mức đỉnh.
Chỉ có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự sụt giảm về giá nhà trong năm 2022 so với năm 2021, tính đến hết quý III, bao gồm Hàn Quốc, Hong Kong, Peru, Trung Quốc đại lục, New Zealand và Maroc.
-
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam lên 7,5%
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2022. Theo đó, ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm nay.
-
Triển vọng bất động sản toàn cầu tháng 11/2022
Thị trường bất động sản toàn cầu trong tháng này tiếp tục chứng kiến những ảnh hưởng tiêu cực từ điều kiện kinh tế vĩ mô và bất ổn địa chính trị.
-
Top 5 thương vụ M&A bất động sản châu Á trong tháng 9/2022
Hoạt động giao dịch ngành xây dựng & bất động sản ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tháng 9/2022 đã sụt giảm 28,17% so với mức trung bình 12 tháng qua.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...