Một số nhà khoa học định nghĩa nhà ở bình dân là phân khúc mà chi phí của căn nhà chiếm không quá 30% tổng thu nhập của hộ gia đình. Tỷ lệ này cũng được sử dụng trong chính sách của nhiều nước khi xác định nhà ở bình dân. Tại Hoa Kỳ, Đạo luật về nhà ở bình dân năm 1990 sử dụng con số 30% để đánh giá các vấn đề về khả năng chi trả nhà ở. Úc cũng quy định rằng các khoản vay hàng năm để dành cho việc thuê hoặc mua nhà ở bình dân phải dưới 30% thu nhập hộ gia đình. Tại Canada, các chuyên gia cho rằng nhà ở có giá hợp lý khi hộ gia đình chi nhiều nhất là 30% tổng thu nhập.
“Khả năng chi trả cho nhà cửa đang ở thời điểm tồi tệ nhất, tạo ra những rào cản cực kỳ lớn với người mua nhà”, báo cáo của một đơn vị nghiên cứu trực thuộc Bank of America cho biết.
Người mua vẫn mong muốn sở hữu nhà, nhưng họ không chắc chắn về khả năng hiện thực hóa ước mơ này khi lãi suất tăng, nguồn cung nhà ở vừa túi tiền khan hiếm và các vấn đề về chuỗi cung ứng khiến giá cả vật liệu xây dựng ngày càng leo thang.
Tại Mỹ, lãi suất tăng cùng khiến các chủ nhà hiện tại, chiếm khoảng 40% giao dịch, không mặn mà bán nhà vì sợ bị hớ hoặc không tìm được một ngôi nhà có giá tốt hơn. Khi giá nhà tăng chóng mặt, giá thuê cũng tăng gần 15% so với tháng 01/2021.
“Do giá nhà đang tăng trên diện rộng, câu hỏi mà nhiều hộ gia đình phải đối mặt là nên mua hay thuê nhà để bớt gánh nặng hơn?”, báo cáo đặt vấn đề.
Ngay cả trước cuộc xung đột Nga - Ukraine, thị trường nhà ở toàn cầu đã bị hạn chế nguồn cung bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng. Còn giờ đây, những rắc rối địa chính trị sẽ kéo dài thêm thời gian xây dựng, đẩy giá nguyên vật liệu lên cao và khiến giá nhà tăng phi mã. Theo dự báo, giá nhà tại Mỹ có thể tăng 10% vào năm 2022.
Tại Việt Nam, thị trường tiếp tục đối mặt với tình trạng dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, có diện tích lớn và giá bán cao. Tuy nhiên, lại khan hiếm sản phẩm bình dân phù hợp với số đông người dân, nhất là ở khu vực đô thị.
Theo khảo sát, giá nhà tại Việt Nam đã tăng 50 - 60% chỉ trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, đất nền tăng hơn 100%, có nơi tăng tới 200% do tình trạng đầu cơ và thổi giá. Theo báo cáo đánh giá thị trường bất động sản năm 2021 và xu hướng năm 2022 của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, không có một căn hộ giá bình dân (dưới 25 triệu đồng/m²) nào được cung ứng ra thị trường trong năm 2021 tại thành phố này, đa số căn hộ đều có giá trên 40 triệu đồng/m², thậm chí giá căn hộ hạng C cũng đã lên đến 60 triệu đồng/m².
Theo tính toán, nếu một người trẻ thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng, muốn mua căn nhà khoảng 1,5 tỷ đồng thì phải tích cóp trong 20 năm. Đó là chưa kể giá nhà còn tăng trong khoảng thời gian này nên tốc độ tăng thu nhập chắc chắn không đuổi kịp tốc độ tăng giá nhà.
Theo dự báo, nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị có thể tăng lên khoảng 45% vào năm 2030, đòi hỏi thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị mỗi năm. Điều này sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan quản lý để bình ổn và phát triển thị trường nhà ở một cách lành mạnh.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...