“Giá bất động sản ngày nay có tương đương với giá bánh mì không?”
Đây là câu hỏi mà công đoàn Đức đặt ra khi người lao động biểu tình do giá nhà thuê tăng cao, khiến chính phủ phải thu hồi các bất động sản cho thuê từ doanh nghiệp và chuyển thành sở hữu công. Nhiều thành phố của Hà Lan đang muốn cấm các nhà đầu tư mua nhà giá rẻ để cho thuê.
Trong khi đó, Đảng cầm quyền của Hàn Quốc đã thất bại trong cuộc bầu cử vì không ngăn được giá nhà tăng đến 90% tại Seoul.
Tại Trung Quốc, nhà ở giá phải chăng đang trở thành một phần quan trọng của chương trình thịnh vượng chung, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng “nhà là nơi để ở, không phải để đầu cơ”.
Trên thế giới, giá nhà tăng chóng mặt suốt hai năm qua. Theo nghiên cứu năm 2021 của McKinsey thống kê bảng cân đối kế toán của 10 quốc gia đại diện cho 60% thu nhập toàn cầu (Úc, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Mexico, Thụy Điển, Anh và Mỹ), thì 2/3 giá trị tài sản ròng tồn tại dưới dạng bất động sản gồm nhà ở và đất đai của cả chính phủ, các công ty và hộ gia đình.
Câu hỏi ở đây là: Tại sao bất động sản duy trì được sức hút suốt nhiều năm, dù bị cạnh tranh bởi nhiều loại hình đầu tư mới?
Giá nhà tăng gấp nhiều lần thu nhập
McKinsey tin rằng lãi suất giảm đóng một vai trò quyết định trong việc nâng giá của mọi loại tài sản, đặc biệt là giá bất động sản. Nguồn cung đất hạn chế, các vấn đề về quy hoạch và thị trường nhà ở được quản lý quá mức cũng góp phần thúc đẩy giá bất động sản lên cao.
Theo khảo sát, giá nhà trung bình đã tăng gấp ba lần trên 10 quốc gia nói trên. Đặt trong tương quan so sánh với thu nhập, giá bất động sản toàn cầu đang cao hơn khoảng 50% mức bình quân dài hạn.
Điều này gây ra những vấn đề nhức nhối về mặt kinh tế và xã hội, khiến lạm phát giá thuê và nhiều người không có khả năng mua nhà và lập gia đình như các thế hệ trước đây. Nó cũng thúc đẩy sự bất bình đẳng và khoảng cách về giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Động hút tiền không đáy
Thật ngạc nhiên khi dù có nhiều loại hình đầu tư mới ra đời như tiền điện tử, bất động sản vẫn là loại tài sản được mọi người yêu thích nhất. Nguyên nhân là gì?
Đầu tiên, có vẻ như ngày càng rõ ràng rằng lãi suất thấp ngày nay không mang lại nhiều lợi ích cho đầu tư kinh doanh – vốn thường đi kèm cả với rủi ro.
Thứ hai, các chương trình chi tiêu lớn của chính phủ trong thời kỳ hậu COVID-19 mang đến một cơ hội mới để đổ tiền vào các lĩnh vực sản xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, lạm phát cũng cao hơn. Điều này khiến cho bất động sản trở thành lựa chọn tốt hơn với nhà đầu tư để phòng ngừa lạm phát.
Thứ ba, nhà ở vẫn là “mặt hàng” có nhu cầu rất cao, nhất là ở khu vực thành thị. Dù làm việc từ xa và ứng dụng công nghệ đang tạo ra những thay đổi tương đối về nhu cầu, nhưng chưa đủ mạnh mẽ để thúc đẩy một cuộc di cư thực sự khỏi các trung tâm đô thị có mật độ cao.
Do đó, các chính phủ sẽ cần phải suy nghĩ lại về phân vùng và khuyến khích tăng mật độ dân cư ở các tỉnh. Đồng thời, cần cân nhắc đánh thuế bất động sản với những người sở hữu ngôi nhà thứ 2 trở lên để hạ nhiệt thị trường và tránh tình trạng đầu cơ.
-
Bức tranh thị trường nhà ở toàn cầu giai đoạn 2022 - 2027
Thị trường nhà ở toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 9% trong giai đoạn 5 năm tới, bất chấp các tác động của đại dịch và suy thoái kinh tế.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...