Trong mức giảm 0,23% của CPI tháng 3/2024 so với tháng trước, có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 4 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3/2024 so với tháng trước. Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh nhất với mức 0,76%; nhóm giáo dục; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; Nhóm đồ uống và thuốc lá; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; Nhóm giao thông; Nhóm bưu chính, viễn thông.
Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng nhẹ 0,01%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,06%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,29%.
Tính chung quý 1/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giáo dục tăng 9,02%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,51%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,20%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,40%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,53%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,33%; giao thông tăng 2,27%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,54%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,35%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,21%. Riêng bưu chính viễn thông giảm 1,46%.
Theo Tổng cục Thống kê, CPI quý 1/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Lễ ông Công, ông Táo và Tết Nguyên đán tăng cao làm cho chỉ số giá gạo quý 1/2024 tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,55 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm nước sinh hoạt tăng 10,58% do nhu cầu sử dụng nước tăng; Chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với sự điều chỉnh giá bán lẻ bình quân điện; Chỉ số giá nhóm giáo dục quý 1 tăng do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí; Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng;...
Trong khi đó, nhóm bưu chính, viễn thông lại là yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI quý 1/2024. Cụ thể, báo cáo cho biết, chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông quý 1/2024 giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.
Lạm phát cơ bản tháng 3/2024 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý I/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,77%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.
-
Giá gạo, giá xăng dầu tăng đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 1,04%
Giá gạo, giá xăng dầu, giá ga tăng cao là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước, tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước.
-
World Bank đề xuất tài trợ hơn 11 tỷ USD cho Việt Nam trong vòng 5 năm tới
Sáng ngày 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã có buổi tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia....
-
Việt Nam - Singapore đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp (VSIP) thế hệ mới
Ngày 19/11, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Singapore Laurence Wong. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận và đề ra các phương hướng tăng cường quan hệ hợp tác song phươ...
-
Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới kim ngạch song phương đạt 150 tỷ USD
Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị....