Giá gạo, giá xăng dầu tăng cao đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 1,04%. Hình minh họa
Theo Tổng cục thống kê, tháng 02/2024 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.
Trong mức tăng 1,04% của CPI tháng 02/2024 so với tháng trước có 09 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Trong đó, nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng 3,09% (làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm). Cụ thể, chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng tăng tới 15,48% do nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán (Giá vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 151,75%; giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 39,07%; vận tải hành khách kết hợp tăng 7,29%; vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 5,7%); chỉ số giá xăng tăng 5,82%, chỉ số giá dầu diezen tăng 5,51% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng ghi nhận mức tăng 1,71% (tác động làm CPI chung tăng 0,57 điểm phần trăm). Trong đó, lương thực tăng 1,75%, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 1,98%, tác động làm CPI chung tăng 0,42 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,04%, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm.
Đóng góp vào mức tăng 1,04% của CPI tháng 02 còn đến từ các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác bao gồm: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,8%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,78%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,16%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ 0,02%.
Trong khi đó, hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do các doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động mẫu mã cũ;
Nhóm giáo dục giảm 0,42% so với tháng trước (tác động làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,48% (các địa phương có chỉ số giá dịch vụ giáo dục tháng 02/2024 giảm mạnh so với tháng trước: Lâm Đồng giảm 22,94%; Hậu Giang giảm 5,22%).
Lạm phát cơ bản tháng 02/2024 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 2 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,67%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.
-
Việt Nam có thể tự do đến Belarus mà không cần thị thực
Kể từ ngày 30/1, công dân Việt Nam và Belarus chính thức được tự do đi lại giữa hai quốc gia mà không cần xin thị thực. Đây là kết quả của Hiệp định miễn thị thực được ký kết giữa hai nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác song p...
-
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt được tăng trưởng GDP 8%
Đó là dự báo của ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT về bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos 55
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Czech, tối 20/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, Thụy Sĩ....