Kể từ khi bong bóng trên thị trường bất động sản và TTCK vỡ tung hồi đầu những năm 1990, các công ty Nhật Bản đã tập trung vào việc cắt giảm nợ và chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài… Việc này khiến thị trường bất động sản trầm lắng trong một thời gian dài.
Sau nhiều lần tiến hành cải cách, thị trường bất động sản Nhật Bản đang có dấu hiệu hồi phục, có thể là do tác động mạnh của các chính sách cải cách kinh tế "Abenomics" do Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra.
Khảo sát tại 150 khu vực, chủ yếu nằm ở Tokyo, Osaka và Nagoya cho thấy bất động sản ở đây tăng 107/150 khu vực, giá vẫn giữ nguyên ở 34 khu vực.
Hiện nay, một số nhà thầu đang kỳ vọng lớn cho thị trường bất động sản của thành phố, khi Nhật Bản đang lên kế hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng để cải thiện giao thông công cộng trong những năm tới để chuẩn bị cho Thế vận hội vào năm 2020. Đây là một tín hiệu tốt khích lệ các nhà đầu tư trong bối cảnh kỳ vọng những chính sách kích thích kinh tế của chính phủ. Nhiều chuyên gia cho rằng, sau khi Nhật Bản đăng cai Thế vận hội thành công sẽ là động lực để “hồi sinh” nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.