Ảnh minh hoạ
Theo FiinRatings, tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp bất động sản ghi nhận sự suy giảm giá trị phát hành mạnh với giá trị chỉ đạt hơn 51 nghìn tỷ đồng, giảm gần 37% so với cùng kỳ 2021. Thay vào đó, tổ chức tín dụng vươn lên là nhóm nhà phát hành lớn nhất với động lực gia tăng nguồn vốn cấp 2 trên lộ trình đạt Basel III cũng như tận dụng kênh trái phiếu cho việc tối ưu nguồn vốn qua hoạt động mua và bán lại trái phiếu (repo).
Top 20 nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2022 (phi ngân hàng).
Trong tổng số gần 300 đợt phát hành cả 6 tháng đầu năm 2022 đến từ 137 tổ chức phát hành thì có khoảng 44% là các doanh nghiệp niêm yết. Điều này một phần do những yêu cầu của cao hơn về tiêu chuẩn phát hành sau sự kiện Tân Hoàng Minh cũng như việc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chưa niêm yết theo Thông tư 16 đi vào hiệu lực từ 15/1/2022, theo FiinRatings.
Ngành bất động sản: Đòn bẩy tài chính cơ bản ổn định nhưng năng lực tín dụng đang trên đà suy yếu
Theo FiinRatings, do sự trầm lắng về thanh khoản bất động sản, cấp phép dự án, kiểm soát tín dụng làm cho triển khai dự án và mở bán chậm. Điều này làm cho số ngày tồn kho bình quân của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tăng lên ở mức rất cao, 1.497 ngày vào thời điển cuối tháng 6/2022 (tức với tốc độ triển khai và bán hàng như diễn ra trong quý 2 vừa qua thì phải mất hơn 4 năm mới giải phóng lượng hàng tồn kho này). “Đây là mức cao đáng báo động cho các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay”, FiinRatings nhận định.
Theo FiinRatings, vấn đề nói trên trở nên quan trọng trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản niêm yết chứng kiến doanh thu thuần giảm 49% và lợi nhuận sau thuế giảm 72,5% trong quý 2/2022 và dự kiến 2022 đi ngang (với mức lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng chỉ 2%).
Kỳ vọng sẽ sôi động trở lại từ quý 4/2022
Mặc dù sẽ không thể sôi động ngay lại như nửa cuối 2021 nhưng FiinRatings kỳ vọng TPDN sẽ dần sôi động trở lại vào đầu quý 4/2022 tới đây khi Sửa đổi Nghị định 153 được ban hành và đi vào hiệu lực chính thức như kế hoạch được thông báo bởi Bộ Tài chính.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 153 hiện vẫn trong quá trình thẩm định trước khi được Chính phủ thông qua. Dự thảo mới nhất đã có những thay đổi tích cực hơn cho thị trường và nhất là các yêu cầu về mục đích sử dụng vốn.
“Thực tế, số liệu của chúng tôi cho thấy các doanh nghiệp bất động sản niêm yết vẫn tăng trưởng dư nợ vay ở mức 25,1% trong 6 tháng đầu năm 2022 trong bối cảnh tín dụng bất động sản được kiểm soát rủi ro và các ngân hàng vẫn mua vào trái phiếu doanh nghiệp một cách có chọn lọc”, theo FiinRatings.
Ngoài ra, FiinRatings cho rằng nhu cầu vốn trung và dài hạn là rất lớn, không chỉ của các doanh nghiệp bất động sản mà nhiều ngành kinh tế khác nhau trong khi hệ thống tín dụng ngân hàng khó có thể hấp thụ hết do hạn chế về quy mô vốn và các dàng buộc khác nhau về an toàn vốn.
-
Doanh nghiệp bất động sản từng rót vốn vào Khu du lịch Ngân Hiệp 1 vay 1.000 tỉ đồng qua trái phiếu
Công ty cổ phần Fuji Nutri Food vừa công bố đã phát hành xong 1 triệu trái phiếu với mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, thu về 1.000 tỷ đồng vào ngày 12/8 vừa qua.








-
Trái phiếu doanh nghiệp nóng trở lại
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tháng 4/2025 ghi nhận sự bứt phá rõ rệt với tổng giá trị phát hành đạt 35.500 tỷ đồng – mức cao đột biến, tăng hơn 1,06 lần so với tháng 3 và tăng tới 80% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo từ Finn Rating...
-
Chi 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn: Tình hình tài chính và các dự án bất động sản của Nam Rạch Chiếc hiện đang ra sao?
Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc, chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản lớn tại TP.HCM, vừa có động thái đáng chú ý khi thực hiện mua lại hai lô trái phiếu trước hạn, với tổng giá trị lên đến 2.000 tỷ đồng....
-
Tập đoàn Đua Fat trải qua năm 2024 với nhiều thử thách tài chính
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đua Fat đã công bố báo cáo tình hình tài chính năm 2024 gửi đến các nhà đầu tư và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).