Với mô hình này, du khách sẽ được đến thăm nông trại, cùng trải nghiệm các công việc hàng ngày của một nông dân. Cuối ngày, du khách có thể được trả công cho những công việc đã làm, hoặc đổi lấy một đêm nghỉ lại nông trại.
Ngày nay, xu hướng di cư từ nông thôn lên thành thị đang ngày càng trở nên phổ biến. Mọi người đều muốn tìm kiếm cơ hội việc làm và kỳ vọng sẽ có một cuộc sống tốt hơn ở chốn đô thị phồn hoa.
Bên cạnh những mặt tích cực, hậu quả của xu hướng di cư này là quá tải dân số, nạn kẹt xe, ô nhiễm khói bụi, rác thải từ các nhà máy… Các trung tâm đô thị có rất ít hoặc thậm chí không còn không gian xanh khiến cuộc sống thêm ngột ngạt bởi không khí ô nhiễm. Chưa kể, nhiều người phải đối mặt với những áp lực lớn về công việc, thu nhập, trang trải cuộc sống…
Thế nên, sau những tất tả, bon chen chốn thị thành, cùng với xu hướng sống xanh và tối giản lên ngôi, nhiều người lại có nhu cầu tìm về những vùng đất bình yên, gần gũi với thiên nhiên để trải nghiệm và thư giãn.
Thử hình dung vào những cuối tuần, bạn có thể cùng cả gia đình thưởng thức những bữa ăn tươi rói giữa thiên nhiên, cuộn mình trong chăn ấm mùa đông, được hít hà vị mặn mòi của biển, được đắm mình trong cây lá, núi rừng thảo nguyên. Như thế thì còn gì bằng!
Đến với Farmstay G7, du khách sẽ được “tập làm nông dân” tại những “nông trại vui vẻ” phiên bản đời thực.
Farmstay xuất hiện chính là sự bắt “trend” từ nhu cầu này của khách hàng. Có rất nhiều farmstay trên thế giới, ban đầu chúng phổ biến nhất ở châu Âu vào những năm 1980, đặc biệt là Italy. Sau đó, mô hình này phát triển mạnh mẽ ở Úc, hiện đang phổ biến ở Mỹ, Nhật và đang nhen nhóm ở Việt Nam.
Những trải nghiệm ở farmstay rất đa dạng, nhưng theo nhiều hướng dẫn viên du lịch, hình thức trải nghiệm phổ biến nhất vẫn là “tập làm nông dân” tại những “nông trại vui vẻ” phiên bản đời thực – những trải nghiệm mà khách du lịch không thể nào tìm kiếm được khi nghỉ dưỡng tại những khách sạn, resort, condotel.
Đó là ở khía cạnh nghỉ dưỡng. Còn đối với các nhà đầu tư, cơ hội sinh lời bền vững của mô hình này chắc chắn cũng phải là đầu tư “xanh”.
Đối với farmstay, khách hàng sẽ không được làm nhà kiên cố vì đây là đất vườn và có thời hạn sử dụng 50 năm. Nhưng đổi lại trên lô đất đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn trồng hoa, rau sạch theo mô hình nông trại. Chủ đầu tư sẽ cung cấp sản phẩm nhà gỗ di động trên mảnh vườn của khách hàng đã mua, để cho thuê kinh doanh trải nghiệm.
Khách hàng sở hữu trang trại farmstay sẽ được hưởng giá trị sinh lời hàng tháng và được đội ngũ kỹ sư có chuyên môn chăm bón theo nguyên tắc 4.0 từ những chuyển giao công nghệ từ Israel và Nhật Bản ngay trên chính khu vườn của mình.
Đặc biệt, những trang trại này thường được bố trí trong quần thể khu du lịch, hoặc nằm tại những thành phố nổi tiếng du lịch. Nơi có nhiều lượt khách ghé thăm chắc chắn sẽ là cơ hội để dòng sản phẩm này tăng giá mạnh trong tương lai gần.
Các trang trại sẽ được đội ngũ kỹ sư có chuyên môn chăm bón theo nguyên tắc 4.0 từ những chuyển giao công nghệ từ Israel và Nhật Bản.
Đối với những nhà đầu tư, mô hình này không đơn thuần là lợi nhuận mà còn là thú vui, với mong muốn đem lại những giá trị tinh thần cho khách hàng trong bối cảnh cuộc sống thời hiện đại đang quá ngột ngạt.
Theo đánh giá của giới đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, mặc dù có sự phát triển nhanh chóng thời gian qua, song các sản phẩm bất động sản du lịch dường như đang đi theo một mô típ rập khuôn về mô hình, cách thức quản lý. Do đó, sự xuất hiện của farmstay G7 với màu sắc đa dạng, nhẹ nhàng như một làn gió mới thổi vào bức tranh ảm đạm của thị trường nghỉ dưỡng hiện nay.
Đối với các mô hình truyền thống, chủ đầu tư sẽ xây dựng một dự án khu nghỉ dưỡng, bán căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng cho nhà đầu tư thứ cấp, sau đó đưa dự án vào khai thác kinh doanh và trả lợi nhuận cam kết cho khách hàng. Những sản phẩm này đã dần cân bằng so với nhu cầu của các nhà đầu tư. Đây chính là lý do những mô hình nghỉ dưỡng mới dần hình thành.
Nhận định về xu hướng phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, ông Mauro Gasparotti, Giám đốcSavills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, cho biết nhiều chủ đầu tư đang nghiên cứu những xu hướng và sản phẩm mới chưa có sự hiện diện tại thị trường Việt Nam để tiến hành triển khai trong thời gian tới.
Chẳng hạn, mô hình khu dân cư có thương hiệu (branded residences), khách sạn dịch vụ giới hạn (select-service hotel) hay resort với các dịch vụ chú trọng trải nghiệm nhằm đa dạng hóa lựa chọn lưu trú và nắm bắt nhu cầu của thế hệ du khách mới.
Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng đòi hỏi chủ đầu tư phải có những hiểu biết nhất định về mô hình và ý tưởng, cũng như cách thức hợp tác giữa các bên liên quan để đảm bảo việc triển khai và tính khả thi của dự án.
Ông Mauro Gasparotti kỳ vọng về tiềm năng của các dự án xanh, vốn có xu hướng trở thành tiêu chí quan trọng hơn với khách hàng.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....