Trong một nỗ lực nhằm xây dựng lại niềm tin vào hoạt động kinh doanh bất động sản, gã khổng China Evergrande đã đăng tải một số bài viết trên những trang mạng xã hội chính thức của tập đoàn, tuyên bố rằng những dự án dở dang sẽ sớm được tiếp tục trở lại.
Evergrande hiện là công ty mắc nợ nhiều nhất trên thế giới, và đang phải đối mặt với khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Sự kiện này đã gây chấn động thị trường kinh tế thế giới trong suốt tuần qua, đồng thời châm ngòi cho cuộc khủng hoảng nợ trên các lĩnh vực quản lý tài sản và bất động sản mà một số nhà phân tích gọi là "Sự kiện Lehman Brothers" của Trung Quốc.
Nhiều tài sản của công ty, bao gồm cả sân vận động bóng đá hình hoa sen trị giá 1,8 tỷ USD ở Quảng Châu, vẫn chưa được hoàn thiện. Khoảng 800 dự án phát triển bất động sản của tập đoàn China Evergrande cũng ngổn ngang trong suốt mùa hè.
Tuy nhiên, tập đoàn đang cố gắng khôi phục niềm tin của người mua cũng như các nhà đầu tư thông qua các bài đăng trên những tài khoản WeChat chính thức. Trong đó, bài đăng đầu tiên có nội dung về việc tiếp tục công việc trên các công trường xây dựng của công ty. Đồng thời, bài đăng cũng đi kèm những hình ảnh tại cơ sở bất động sản của Evergrande ở ba thành phố tại tỉnh Quảng Đông - Phật Sơn, Hà Nguyên và Thanh Viễn.
Ngoài ra, văn phòng Pearl River Delta của China Evergrande cho biết công việc đã bắt đầu lại với 20 dự án phát triển trong khu vực và cam kết rằng các tài sản sẽ được bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn.
"Chúng tôi đang tiến về phía trước với sứ mệnh công ty và sẽ không làm khách hàng thất vọng", văn phòng Pearl River Delta của Evergrande chia sẻ.
Một văn phòng địa phương của công ty tại Quý Châu cũng đăng một bài đăng trên WeChat vào ngày 29/9, bao gồm những bức ảnh về công nhân tại 16 công trường xây dựng khác nhau trong tỉnh, đồng thời cho biết công việc sẽ sớm được khôi phục.
Ngoài ra, văn phòng trụ sở tại Thâm Quyến của tập đoàn Evergrande đã đăng một bản cập nhật trên tài khoản WeChat trong tuần qua, cho thấy các công nhân tại 10 công trường khác nhau sẽ quay trở lại làm việc trong thời gian tới.
Tuy nhiên, vẫn chưa có xác minh cụ thể về việc liệu các công nhân có quay trở lại làm việc như nội dung các bài đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Evergrande hay không. Ngoài ra, khi các chuyên gia của Business Insider tìm kiếm trên Weibo, nền tảng mạng xã hội giống Twitter, đã không mang thấy bất kỳ hình ảnh hoặc video nào về các công trường xây dựng của tập đoàn China Evergrade.
"Bàn giao tài sản là cam kết của Evergrande đối với mọi khách hàng và là trách nhiệm mà chúng tôi phải thực hiện. Trong vài ngày qua, Evergrande đã tiếp tục công việc xây dựng và giao tài sản cho khách hàng. Chúng tôi đã làm mọi cách để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng", tài khoản chính thức của tập đoàn China Evergrande tại trụ sở Thâm Quyến chia sẻ. Đại diện Evergrande không đưa ra bình luận chính thức nào về việc này.
-
5 thành phố có thị trường bất động sản nóng nhất thế giới
Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn mọi thứ từ đời sống tới các hoạt động kinh tế trên toàn cầu. Nó cũng khiến nhiều sản phẩm và dịch vụ trở nên đắt đỏ và khan hiếm hơn, bao gồm cả bất động sản.
-
Tòa án Hồng Kông ra lệnh giải thể tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới China Evergrande
Một tòa án ở Hồng Kông ngày thứ Hai 29/1 đã ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande Group, một động thái có thể gây ra những làn sóng tác động đến thị trường tài chính đang xuống dốc của Trung Quốc khi các nhà hoạch định chín...
-
Từ Country Garden tới China Evergrande, cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc đang diễn ra như thế nào?
Việc hàng loạt công ty bất động sản, bao gồm cả những ông lớn như China Evergrande hay Country Garden, rơi vào cảnh nợ nần đang khiến ngành bất động sản Trung Quốc, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế nước này, đối mặt nhiều khó khăn....
-
Các công ty bất động sản tư nhân của Trung Quốc đứng trên núi nợ 390 tỷ USD
Theo một ước tính từ Gavekal Research, các hóa đơn chưa thanh toán từ các nhà phát triển tư nhân Trung Quốc có tổng trị giá 390 tỷ USD, một mối đe dọa lớn đang rình rập nền kinh tế.