Chính thức vỡ nợ
Fitch Ratings hôm thứ Năm tuyên bố rằng công ty phát triển bất động sản “chúa chổm” của Trung Quốc đã rơi vào tình trạng "vỡ nợ có giới hạn", khi Evergrande không thể thanh toán khoản lãi trái phiếu đô la quá hạn vào đầu tuần này. Các khoản thanh toán đã đến hạn một tháng trước và thời gian gia hạn sẽ hết hiệu lực vào thứ Hai.
Việc Evergrande không trả được khoản lãi trên đã làm dấy lên những lo ngại về tương lai của tập đoàn này, vốn đang quay cuồng với khoản nợ lên tới hơn 300 tỷ USD. Evergrande có quy mô khổng lồ với 200.000 nhân viên, đạt doanh thu hơn 110 tỷ USD vào năm ngoái và sở hữu hơn 1.300 dự án nhà ở tại hơn 280 thành phố.
Các nhà phân tích từ lâu đã lo ngại rằng sự sụp đổ của Evergrande có thể gây ra rủi ro lớn cho thị trường bất động sản Trung Quốc, làm tổn thương người mua nhà và hệ thống tài chính vĩ mô. Điều này là do bất động sản và các ngành liên quan chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc.
Những bước đi đầu tiên của giới chức Trung Quốc
Trong bối cảnh này, đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang định hướng Evergrande xử lý khủng hoảng thông qua việc tái cơ cấu nợ và hoạt động kinh doanh.
Chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Đông, nơi Evergrande đặt trụ sở, cho biết vào cuối tuần trước rằng họ sẽ cử các quan chức giám sát việc quản lý rủi ro tại tập đoàn, cũng như tăng cường kiểm soát nội bộ và duy trì hoạt động bình thường.
Vào đầu tuần này, Evergrande thông báo sẽ thành lập một ủy ban quản lý rủi ro, bao gồm các đại diện của chính phủ, để tập trung vào việc "giảm thiểu và loại bỏ" các rủi ro trong tương lai. Trong số các thành viên của ủy ban này có các quan chức hàng đầu từ các doanh nghiệp nhà nước lớn ở Quảng Đông, và một giám đốc điều hành từ một công ty quản lý nợ xấu lớn do chính quyền trung ương sở hữu.
Chính quyền Trung Quốc cũng đã thực hiện các bước đi khác. Hôm thứ Hai, Ngân hàng trung Ương Trung Quốc thông báo rằng sẽ bơm 188 tỷ đô la vào nền kinh tế, có thể để chống lại sự sụt giảm trong ngành bất động sản.
Craig Singleton, một chuyên gia tại viện nghiên cứu Foundation for Defense of Democracies, cho biết: “Những can thiệp mới nhất từ cả chính quyền trung ương và địa phương cho thấy các quan chức Trung Quốc đang miễn cưỡng chấp nhận rằng Evergrande là một thứ “quá lớn để sụp đổ”.
Nhà đầu tư toàn cầu có thể nhận trái đắng
Việc tái cơ cấu lớn của Evergrande sẽ đi kèm với một số khó khăn, ít nhất là đối với những trái chủ trên toàn cầu.
Bắc Kinh cho biết ưu tiên của họ là bảo vệ hàng nghìn người Trung Quốc đã mua các căn hộ chưa hoàn thiện, cùng với các công nhân xây dựng, nhà cung cấp và các nhà đầu tư nhỏ. Quốc gia này cũng muốn hạn chế rủi ro của các công ty bất động sản khác trước tác động dây chuyền. Điều này khiến các nhà đầu tư lo ngại bởi việc Evergrande vỡ nợ đã đẩy chi phí tài chính của các nhà phát triển khác lên cao, do lợi suất từ nợ nước ngoài của các công ty Trung Quốc đều tăng.
Đồng thời, chính phủ đã cố gắng trong hơn một năm qua để kiềm chế việc các nhà phát triển vay nợ quá nhiều, và giờ đây họ sẽ không muốn làm loãng thông điệp này.
Điều đó có nghĩa là chính phủ có thể "hài lòng khi thấy doanh nghiệp và nhà đầu tư tự đương đầu với các khoản thua lỗ", Louis Kuijs, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics, cho biết trong một nghiên cứu công bố hôm thứ Sáu.
Giới chức Trung Quốc cho rằng các nhà lãnh đạo của Evergrande phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra. Hôm thứ Hai, Ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý chứng khoán của nước này nhắc lại rằng cuộc khủng hoảng nợ là kết quả của "sự quản lý yếu kém và mở rộng mù quáng".
Chính phủ cũng đưa ra các tuyên bố về các ưu tiên và cho biết những vấn đề của Evergrande sẽ được xử lý theo “định hướng thị trường”. Điều này củng cố lập trường của họ về việc không đưa ra bất kỳ gói cứu trợ nào.
Ảnh hưởng xấu đến kinh tế vĩ mô
Các chuyên gia nói rằng cách làm của Trung Quốc là một "hành động cân bằng tinh tế", để giảm thiểu bất kỳ tác động kinh tế hoặc tài chính nào từ vụ vỡ nợ của Evergrande. Điều này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh suy thoái kinh tế lớn hơn trong lĩnh vực bất động sản đã khiến một số nhà phát triển khác của Trung Quốc vỡ nợ, bao gồm cả sự sụp đổ của Kaisa Group vừa qua.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới đã giảm liên tiếp trong tháng 9 và tháng 10/2021.
Theo Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về thị trường Trung Quốc của công ty Nomura, một sự suy thoái lớn trong lĩnh vực bất động sản cùng với các yếu tố khác có thể kéo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2022 xuống 4,3%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng mà Nomura ước tính cho Trung Quốc vào năm 2021 là 7,8%.
Trong một hội nghị trực tuyến hôm thứ Sáu, Lu cũng cảnh báo rằng chính phủ không nên đột ngột đảo ngược các biện pháp hạn chế tài chính đối với ngành bất động sản. Một sự thay đổi như vậy sẽ làm tổn hại đến các mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh, khi họ muốn giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào bất động sản và chuyển hướng nguồn lực sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn như công nghệ.
Kuijs từ Oxford Economics kỳ vọng Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp chính sách mang tính mục tiêu đối với các chủ sở hữu nhà, các nhà phát triển đang mắc nợ hoặc các ngân hàng có rủi ro về nợ. Các động thái này có thể bao gồm việc giúp các nhà phát triển dễ dàng huy động vốn hơn trên thị trường vốn, điều chỉnh chính sách đất đai và tăng cường xây dựng các đơn vị nhà ở cho thuê.
Ông nói: “Chúng tôi cũng kỳ vọng chính phủ sẽ nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ rộng rãi hơn. Có thể chính phủ sẽ thực hiện các bước đi để ngăn chặn các hiệu ứng lên trong hệ thống tài chính, bao gồm cả việc khoanh vùng để tách biệt các ngân hàng có liên quan tới nhiều khoản nợ bất động sản”.
Tuy nhiên, Singleton cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng bất động sản vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng đối với Trung Quốc.
Ông nói: “Sự việc này rất có khả năng lây lan sang các khu vực khác trong nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc. Khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hạn chế lớn nhất. Đó là họ có thể ngăn chặn những tác động tài chính từ vụ vỡ nợ, nhưng không thể bù đắp thiệt hại từ sự suy giảm của thị trường bất động sản lên nền kinh tế Trung Quốc”.
-
Evergrande đã dùng những chiêu trò gì để huy động được số tiền lớn đến như vậy?
Việc Evergrande đối mặt với nguy cơ vỡ nợ đã được cảnh báo trước bởi rất nhiều dấu hiệu đỏ về tài chính. Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc vay nợ với tốc độ chóng mặt, nhưng lại khéo léo sử dụng nhiều chiêu trò khiến người ngoài không thể biết được tình hình tài chính thực sự của họ.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...