Tôi và chồng kết hôn vào năm 2015, lúc đó anh đang làm trưởng phòng kinh doanh trong một công ty phân bón tại Long An với mức lương 20 triệu đồng. Còn tôi làm nhân viên văn phòng với mức lương 10 triệu đồng. Hai vợ chồng tôi làm chungcông ty.
Vì vẫn ở cùng với bố mẹ chồng ở Long An nên lương hàng tháng vợ chồng tôi gửi cho bố mẹ chồng 10 triệu đồng để phụ giúp tiền ăn uống, sinh hoạt và dành 5 triệu đồng tiền phát sinh như hiếu, hỉ, mua đồ dùng thiết yếu. Còn lại, 15 triệu đồng chúng tôi cho vào quỹ tiết kiệm.
Chồng tôi là người hiền lành, quan tâm đến mọi người trong gia đình. Trong khi đó, em trai chồng tôi lại trái ngược hoàn toàn về tính cách. Cậu hay tụ tập bạn bè, đàn đúm, chơi bời từ khi còn đi học. Có lần mẹ chồng tôi ngất lên, ngất xuống khi nghe tin cậu nhập viện vì đánh nhau với dân xã hội đen.
Sau khi thi trượt đại học, bố mẹ tôi chu cấp tiền cho cậu học nghề pha chế và mở cho cậu quán cà phê gần nhà. Vợ chồng tôi cũng góp một chút tiền ủng hộ mong em tu chí làm ăn. Vậy mà chỉ sau một tháng quán phải đóng cửa vì nhiều lần bị cảnh cáo gây mất trật tự công cộng.
Thất bại kinh doanh cà phê, mẹ chồng tôi tiếp tục “bơm” tiền cho cậu học nghề sửa chữa điện thoại, nhưng đang học lại phải cưới gấp vì làm cô người yêu vừa bước qua tuổi 18 có bầu.
Tưởng có vợ, có con rồi cậu ngoan ngoãn, biết điều hơn, nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Không chịu làm ăn, tối ngày vùi đầu vào điện thoại chơi game, con khóc cậu cũng chẳng ngó ngàng đến. Vợ chồng tôi mỗi tháng còn phải “cắn răng” phụ thêm 5 triệu hỗ trợ tiền bỉm sữa. Vì bố mẹ chồng tôi đã già, ông được hưởng lương hưu cán bộ xã hơn 2 triệu đồng, còn bà cũng kiếm được đôi ba đồng từ cửa hàng nhỏ tại nhà.
Ảnh minh hoạ.
Vợ chồng tôi không nề hà chuyện tiền nong, nhưng cậu em trai chồng tôi chẳng biết điều. Thậm chí còn thường làm ra những chuyện “chướng tai gai mắt”. Không thể chịu được nữa, tôi bàn với chồng chuyện ra ở riêng, một phần vì không muốn con trai tôi bị ảnh hưởng bởi điều xấu. Mặt khác, muốn có một cuộc sống riêng tư. Chồng tôi đồng ý và bố mẹ chồng cũng ủng hộ.
Ông bà có một miếng đất rộng 60m2 tại xã Ninh Đông, huyện Đức Hòa chia đôi cho hai người con trai và có sổ riêng. Phần của em chồng tôi “đang nằm trong ngân hàng” từ đợt vay mở quán cà phê. Phần còn lại vợ chồng tôi quyết định bán để mua nhà trên thị trấn.
Sau hai ngày lặn lôi đi xem gần chục căn nhà, vợ chồng tôi cũng chọn được một căn nhà ưng ý. Nhà cao 2 tầng, rộng 55m2 với giá 1,3 tỷ đồng. Bán đất được 400 triệu đồng cộng tiền tiết kiệm được khoảng 900 triệu đồng, vợ chồng tôi vay thêm ngân hàng 400 triệu đồng nữa để mua nhà.
Tôi và bên bán đã làm hợp đồng cọc nhà với số tiền 50 triệu đồng để đảm bảo giao kết. Nghĩ mọi chuyện êm xuôi, vậy mà lại đổ vỡ trong nháy mắt chỉ vì đứa em chồng vô dụng.
Trong khi, số tiền vay nặng lãi cũ còn chưa trả hết, cậu tiếp tục vay nóng 300 triệu đồng để “ngựa quen đường cũ”. Mẹ chồng tôi nghe tin sốc đến ngất xỉu, bố chồng tôi im lặng, còn tôi cay đắng gác lại chuyện mua nhà.
-
Chưa có tiền tỉ, đừng vội mua nhà phố
Anh Việt (30 tuổi, Huế) cho biết đang cảm thấy hối tiếc vì đã quyết định bỏ số tiền tích góp hơn chục năm để mua một ngôi nhà nằm sâu trong ngõ.
-
Vay 2 tỉ đồng mua nhà, sau 3 năm vẫn còn nợ 1,8 tỉ đồng và SỰ THẬT đằng sau
Liều lĩnh vay mượn 2 tỉ đồng để mua nhà, sau 3 năm vợ chồng Cẩm Tiên (1991, Hải Dương) vẫn nợ 1,8 tỉ đồng. Nghe có vẻ vô lý nhưng ẩn sau là một câu chuyện dài.
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....
-
Nhờ chính sách này mà người trẻ không còn khó khăn khi mua nhà trước tuổi 30
Nhờ vào chính sách trả góp linh hoạt và hỗ trợ của ngân hàng, những người trẻ này đã mua nhà trước tuổi 30 mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào.