Chi phí đặt cọc
Người mua thường gặp khó trong việc đặt cọc tiền mua nhà, chủ yếu do nhà đất là một trong những tài sản đắt đỏ bậc nhất. Tùy vào luật đất đai, chủ đầu tư, quá trình thương thảo giữa các bên và nhiều yếu tố khác, các khoản đặt cọc mua nhà sẽ có sự khác biệt nhất định, song giá trị của khoản đặt cọc vẫn tương đối lớn với nhiều người.
Có nhiều cách để người mua có thể thanh toán các khoản đặt cọc mua nhà, chẳng hạn như tiết kiệm từ trước hoặc vay vốn, có thể qua người thân, bạn bè hoặc các đơn vị cho vay như ngân hàng. Dù bằng hình thức nào, việc thanh toán các khoản đặt cọc để mua nhà cũng là điều khiến nhiều người mua đau đầu.
Tìm đúng ngôi nhà mơ ước
Việc tìm kiếm một căn nhà phù hợp với bản thân là điều không hề đơn giản. Có những tài sản bạn cảm thấy hợp, nhưng chúng lại ở những vị trí trung tâm và có giá đắt đỏ. Ngược lại, những tài sản phù hợp với khả năng tài chính lại ở các khu vực xa xôi, không thuận tiện cho công việc.
Vì vậy, trước khi tìm kiếm một căn nhà phù hợp, bạn cần xác định các yếu tố như khả năng chi trả, mục đích của việc mua nhà, công việc,…, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc chọn lọc tài sản phù hợp.
Khả năng chi trả
Như đã đề cập, khả năng chi trả là một trong những yếu tố cần tính đến khi mua nhà. Bên cạnh việc thanh toán các khoản đặt cọc, bạn cần xác định xem khả năng chi trả toàn bộ các khoản phí cho ngôi nhà mới nằm ở mức nào.
Khả năng chi trả ở đây, bên cạnh việc thanh toán các khoản đặt cọc và khoản tiền để mua nhà, còn tính tới các khoản phí phát sinh khác như thuế, sửa chữa và lắp đặt, vận chuyển,… Vì vậy, nếu không tính toán kỹ, có thể các khoản phí phát sinh sẽ vượt quá khả năng chi trả của bản thân.
Làm việc cùng nhà môi giới bất động sản phù hợp
Mặc dù bạn có thể tự mình tìm kiếm tài sản phù hợp và tự hoàn thiện quá trình mua nhà, nhưng điều này không đơn giản, và đặc biệt rủi ro với những người mua nhà lần đầu.
Đó là lý do nhiều người chọn cách làm việc cùng các nhà môi giới bất động sản, nhưng thực tế việc tìm kiếm một môi giới phù hợp cũng không đơn giản. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tìm kiếm một nhà môi giới uy tín, có tiếng và am hiểu về thị trường địa phương.
Kiểm tra kỹ khi nhận bàn giao nhà
Đừng để vẻ hào nhoáng của căn nhà đánh lừa bạn. Trong trường hợp mua nhà xây sẵn, việc kiểm tra kỹ tài sản lúc nhận bàn giao là điều cần làm để tránh phát sinh các vấn đề trong tương lai cũng như đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Những chi tiết như sàn gỗ, kính cường lực, len tường,… thường gặp phải vấn đề về chất lượng, người mua nhà nên kiểm tra kỹ. Trường hợp bạn mua nhà đã qua sử dụng, việc kiểm tra kỹ căn nhà tạo ra các lợi thế giúp bạn thương lượng giá cả với người bán.
Dù vậy, việc kiểm tra nhà không phải điều mà những người mua nhà chưa có kinh nghiệm, hoặc thậm chí đã có kinh nghiệm, có thể dễ dàng làm được. Do đó, bạn cũng có thể nhờ hoặc thuê những người có chuyên môn hoặc các đơn vị thẩm định để hỗ trợ cho công việc này.
-
Nghệ thuật mua nhà dành cho người mua nhà lần đầu
Các kinh nghiệm từ người đi trước chỉ ra rằng không nên tìm kiếm một ngôi nhà hoàn hảo, mà hãy mua một ngôi nhà hoàn hảo với các mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra.
-
Bạn đã sẵn sàng mua nhà hay chưa?
7 câu hỏi sau đây sẽ cho bạn biết bạn đã thực sự sẵn sàng để sở hữu một căn nhà trong thị trường đầy thách thức như hiện nay hay chưa.
-
Những sai lầm thường gặp ở người mua nhà lần đầu
Đối với 53% người mua nhà, tìm được căng nhà phù hợp là phần khó nhất trong cả hành trình mua nhà. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi việc mua nhà là khoản đầu tư lớn bậc nhất trong cuộc đời nhiều người.
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....