Phối cảnh nút giao liên thông giữa đường vành đai 4 và các trục đường hướng tâm
Nội dung được đề cập trong Quyết định số 1814/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành.
Cụ thể, thành phố điều chỉnh giảm 4.240 tỉ đồng nguồn vốn bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (trong đó điều chỉnh giảm nguồn ngân sách trung ương hơn 2.000 tỉ đồng).
Nguồn giảm này sẽ được bổ sung cho cho các nhiệm vụ, dự án: Bố trí cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là 3.840 tỉ đồng, gồm: Dự án thành phần 1.1 là 3.290 tỉ đồng (trong đó, nguồn ngân sách trung ương là hơn 2.000 tỉ đồng) và Dự án thành phần 2.1 là 550 tỉ đồng; tăng 100 tỉ đồng thực hiện tạm ứng giải ngân linh hoạt cho công tác chuẩn bị đầu tư; tăng 200 tỉ đồng cho vốn thanh quyết toán dự án hoàn thành thanh toán theo cơ chế linh hoạt; bố trí 100 tỉ đồng thực hiện tạm ứng giải ngân linh hoạt các nhiệm vụ lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán...
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tổng chiều dài 112,8km trong đó có khoảng 58,2km thuộc địa bàn TP.Hà Nội.
Đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Dự án yêu cầu thu hồi khoảng 766,3ha đất. Tổng số hộ bị thu hồi đất khoảng hơn 16.900 hộ, trong đó, số hộ bị thu hồi đất ở khoảng 1.030 hộ. Nhu cầu tái định cư (dự kiến) khoảng 1.113 hộ.
TP. Hà Nội dự kiến huy động 19.470 tỉ đồng từ ngân sách thành phố để triển khai dự án trong giai đoạn 2021-2025 và huy động thêm 4.047 tỉ đồng trong giai đoạn 2026-2030.
Được biết, tổng mức đầu tư toàn dự án Vành Đai 4 – vùng thủ đô khoảng 85.000 tỉ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2021-2027. Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 sẽ bố trí 41.860 tỉ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 22.470 tỉ đồng.
-
Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm vi phạm trong chuyển mục đích sử dụng đất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành công văn về việc tập trung tổ chức thực hiện Chuyên đề 03 của UBND Thành phố đối với nội dung về "Công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất sử dụng trái mục đích trên địa bàn Thành phố".








-
Hà Nội dự kiến có “phường đặc biệt” sau sắp xếp
Hà Nội dự kiến thành lập đơn vị hành chính cơ sở Hồng Hà từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành.
-
Gần 1,7 triệu thửa đất tại Hà Nội đã được cấp sổ
Hà Nội đang tiến rất gần mục tiêu hoàn tất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho toàn bộ các hộ dân trên địa bàn.
-
Hà Nội có thêm cụm công nghiệp mới gần 250 tỷ đồng
UBND TP. Hà Nội vừa chính thức ban hành Quyết định số 2204 ngày 25/4, phê duyệt thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá, giai đoạn 1 tại huyện Thạch Thất, với tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành mô hình sản xuất làng nghề xanh, sạ...