Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu đang được nghiên cứu đầu tư (Ảnh minh họa)
Trước đó, cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có kiến nghị gửi Bộ GTVT về phương án xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu.
Cụ thể, theo cử tri tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu được xây dựng theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ Biên Hòa đến cảng Cái Mép - Thị Vải, thiết kế đường sắt đôi; giai đoạn 2 từ cảng Cái Mép - Thị Vải đến Vũng Tàu, thiết kế đường sắt đơn.
Tuy nhiên, cử tri cho rằng, đoạn Cái Mép – Thị Vải đến Vũng Tàu nên thiết kế đường sắt đôi. Lý do, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, nếu thiết kế đường đơn sẽ nhanh chóng lạc hậu, không phát huy tối đa hiệu quả dự án.
Bộ GTVT cho biết, năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu có chiều dài khoảng 84 km, khổ 1435mm.
Trong đó, đoạn Biên Hòa - Thị Vải nhu cầu đến năm 2050 khoảng 22,6 triệu tấn hàng hóa/năm và 9,0 triệu hành khách/năm, tương đương chỉ khoảng 75 đôi tàu/ngày đêm được quy hoạch tuyến đường đôi với năng lực vận chuyển lên đến khoảng 120 đôi tàu/ngày đêm;
Đoạn Thị Vải - Vũng Tàu nhu cầu đến năm 2050 khoảng 0,68 triệu tấn hàng hóa/năm và 7,2 triệu hành khách/năm, tương đương chỉ khoảng 12 đôi tàu/ngày đêm được quy hoạch tuyến đường đơn với năng lực vận chuyển lên đến 35 đôi tàu/ngày đêm, tức là đã được dự phòng lên 2,9 lần năng lực so với nhu cầu.
Hiện nay, Bộ GTVT đã giao Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan chủ trì lập điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó sẽ nghiên cứu, rà soát quy hoạch tuyến đường sắt nêu trên.
Do đó, đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo các cơ quan liên quan của địa phương phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, đơn vị tư vấn rà soát kỹ lưỡng về nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch có liên quan để trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh nếu đủ điều kiện.
Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu đóng vai trò quan trọng trong phát triển giao thông vận tải khu vực Đông Nam Bộ nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng, kết nối các phương thức vận tải phục vụ nhu cầu thu gom, giải toả hàng hoá cho cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và phục vụ vận chuyển hành khách kết nối TP.HCM với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Thống nhất đầu tư hai tuyến đường sắt hơn 90.000 tỉ đồng
Hai dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu và Thủ Thiêm – Long Thành có tổng vốn đầu tư hơn 90.000 tỉ đồng sẽ được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).
-
Dự án nào hưởng lợi nhờ tuyến cao tốc nghìn tỷ sắp triển khai tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu đang chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Điều này không chỉ thay đổi diện mạo khu vực mà còn mở ra tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ cho các dự án bất động sản xung quanh....
-
Vỏ container “made in Vietnam” có gì đặc biệt mà lại lọt vào tầm ngắm của nhiều ông lớn logistics thế giới?
Vỏ container “made in Vietnam” được làm từ thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Sản phẩm này được thiết kế, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết khó khăn cho Tổ hợp hóa dầu 5,3 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đặt tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 5,3 tỷ USD, đây là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam.