Mấy năm gần đây, vi phạm trật tự xây dựng tại các dự án nhà ở có xu hướng gia tăng. Dường như đụng đến dự án nào cũng có vi phạm. Phải chăng các chủ đầu tư đang "nhờn luật" bởi chính sự buông lỏng quản lý?
Mới đây, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng tại 38 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị tại Hà Nội giai đoạn 2002-2014, trong đó chỉ rõ hàng loạt sai phạm trong quá trình triển khai dự án. Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi số tiền sai phạm lên đến 1.562 tỷ đồng.
Con số này khiến nhiều người không khỏi giật mình. Bởi những công trình xây dựng quy mô lớn, muốn được phê duyệt và triển khai phải qua rất nhiều cấp thẩm quyền. Chưa kể đội ngũ thanh tra xây dựng "phủ sóng" khắp các quận huyện. Tại sao vẫn không phát hiện ra sai phạm? Liệu có sự bao che, cố tình làm ngơ hay buông lỏng quản lý?
Chung cư Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) xây vượt số tầng.
Các sai phạm chủ yếu được Thanh tra Chính phủ nêu là: chưa nộp tiền sử dụng đất; xác định các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư chưa đúng, chưa đủ; chủ đầu tư dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích tăng thêm; xác định tiền sử dụng đất của dự án không đúng vị trí quy định tại bảng giá đất...
Những năm qua, hàng loạt công trình xây dựng sai phép, không phép diễn ra tràn lan tại nhiều địa phương trên cả nước. Đặc biệt tại Hà Nội, nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng gây bức xúc dư luận như tòa nhà 8B Lê Trực, các dự án phá vỡ quy hoạch khu đô thị của chủ đầu tư Mường Thanh... Điều dư luận quan tâm là với những công trình xây dựng sai phép, tại sao không bị xử lý, phá dỡ mà vẫn "hiên ngang" tồn tại bao năm qua.
Dẫu biết sai nhưng... khó xử
Ông Bùi Trung Dung, Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho hay, theo Luật Xây dựng 2014, công tác quản lý giấy phép xây dựng phải có quy hoạch về xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc. Đây là cơ sở pháp lý để cấp phép xây dựng, tránh tình trạng xin - cho.
Trong nhiều năm trước đây, công tác 'phủ kín' quy hoạch rất thấp nên cơ quan cấp phép xây dựng có biểu hiện xin- cho. Khi vi phạm cũng khó cưỡng chế phá dỡ. Sau này, khi các quy hoạch nhiều hơn, nếu vi phạm đến quản lý kiến trúc quy hoạch đã công bố thì có thể phá dỡ. Nếu như vi phạm không ảnh hưởng đến quy hoạch kiến trúc chung, quy hoạch xây dựng trước đó thì không phá dỡ.
Cũng với lý do "lịch sử để lại" này, tại buổi họp báo quý II/2017 của Bộ Xây dựng ngày 2/8, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết, trong vòng 1 năm trở lại đây, có khoảng trên 60.000 giấy phép xây dựng khác nhau, có giấy phép xây dựng nhỏ, có giấy phép cho cả dự án. Quan điểm của Bộ Xây dựng là xử lý tất cả công trình sai phép.
"Tình trạng vi phạm là có, cụ thể như không phép hoặc sai phép. Tuy nhiên cần phải đánh giá theo quá trình", ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, những năm 2010-2011, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh việc quản lý và cấp phép chưa hoàn thiện dẫn đến có xảy ra cơ chế xin cho hoặc sai phạm khó xử lý.
Hiện nay, cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện, đã có nghị định hướng dẫn cụ thể, việc xử lý cũng có chế tài, phương pháp xử lý. Nhờ đó, tỷ lệ công trình sai phép đã giảm đi. Tuy nhiên, đâu đó vẫn xảy ra sai phép, không phép, bao gồm cả công trình nhỏ, công trình lớn.
"Quan điểm xử lý của Bộ là sai phép, không phép thì phải đình chỉ thi công. Nếu không giấy phép là phải làm các thủ tục để xin phép, có thể cưỡng chế phá dỡ. Sai phép thì đình chỉ thi công, đối chiếu giấy phép và quy hoạch", Thứ trưởng Hùng cho hay.
Cũng theo Thứ trưởng, cần xem lại bản chất việc xây dựng sai phạm vẫn là tài sản. Nếu đang xây tức thời thì phải xử lý. Còn nếu đã xây xong rồi, nếu phù hợp quy hoạch, sẽ thu phần chênh lệch do sai phạm mà có.
Việc phá vỡ phần sai phạm tại công trình 8B Lê Trực vẫn chưa hoàn thành
Phạt cho tồn tại khiến sai phạm tăng?
Theo Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn, để được tồn tại, công trình sai phép phải đảm bảo điều kiện: không vi phạm chỉ giới, đất hợp pháp, không tranh chấp, người dân ở ổn định.
Ông Tuấn dẫn chứng, nhà đang xây 4 tầng mà làm lên 5 tầng, phá đi cũng lãng phí nên cho tồn tại nếu quy hoạch cho phép được xây 5 tầng. Cho tồn tại, nhà nước sẽ thu 50% giá trị xây dựng sai phép.
Giải pháp "phạt cho tồn tại" này thoạt nghe có vẻ "nhân đạo", tránh lãng phí nhưng nó cũng đang khiến sai phạm gia tăng, thậm chí nhiều chủ đầu tư "nhờn luật", sẵn sàng sai phạm để nộp phạt. Bởi thực tế, phần giá trị phát sinh của phần xây sai phạm thường lớn hơn rất nhiều so với phần tiền phải nộp phạt (do những lợi thế về vị trí dự án).
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở đã ra 940 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt hơn 9,5 tỷ đồng. Số tiền này không "thấm" vào đâu so với những giá trị nhà ở phát sinh do xây sai phạm mang lại cho chủ dự án.
Do đó, theo các chuyên gia xây dựng, việc quản lý trật tự xây dựng phải làm từ gốc, ngăn từ gốc những hành vi vi phạm. Khi có dấu hiệu vi phạm, xây sai phép, cơ quan quản lý cần "tuýt còi" ngay, chứ không để đến khi "sự đã rồi" mới chạy theo giải quyết, rồi lại "phạt cho tồn tại". Làm như vậy không những khiến các chủ đầu tư "nhờn luật" mà còn tạo điều kiện cho một bộ phận cán bộ "đi đêm" với doanh nghiệp.
Trước đó, tại cuộc họp HĐND TP Hà Nội tháng 7, trả lời chất vấn về xử lý vi phạm trật tự xây dựng, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng cho biết: "Các quy định xử lý vi phạm trật tự xây dựng có đầy đủ. Việc xảy ra tình trạng vi phạm xây dựng hiện nay có nguyên nhân từ cán bộ quản lý địa bàn, chính quyền cơ sở chưa kiên quyết; ý thức của chủ đầu tư và một bộ phận người dân cố tình vi phạm. Do đó, thời gian tới, thành phố chỉ đạo kiên quyết xử lý vi phạm trật tự xây dựng, nếu cố tình vi phạm sẽ xử lý hình sự".
Đã đến lúc cần phải siết chặt quy trình quản lý xây dựng. Những nơi để xảy ra vi phạm về trật tự xây dựng, thanh tra xây dựng, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm. Có như vậy mới lập lại được trật tự văn minh, đô thị.
Chủ đề: Trật tự xây dựng
Hoàng Dương (Báo Tin tức)
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường 20m - 5PN khu bên sông HBC Thủ Đức - 120m2 ngang 6m
14 tỷ 300 triệu- 120m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Bán Nhà Đường Dương Quảng Hàm. P5, Gò Vấp. 4mx14m 3 tầng dòng tiền 14tr/th
7 tỷ 300 triệu- 56m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
SỞ HỮU NGAY CĂN HỘ BCONS CITY - TRẢ TRƯỚC CHỈ TỪ 220 TRIỆU/CĂN 2PN 2WC
2 tỷ - 51m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0937161***
VIP
Bán gấp lô đất nền dự án TP. Thuận An, DT 67,3m2, TC 100%, sổ riêng
2 tỷ 300 triệu- 67.3m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0986836***
VIP
Sở hữu CĂN HỘ PANOMA sông Hàn - VIEW 360 trọn Đà Nẵng. SUN COSMO RESIDENCE
Thương lượng- 50m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Đất KDC Thuận Giao gần ngã tư Hoà Lân, 350m ngang 10x35m ful thổ cư 512 Thuận An
7 tỷ 500 triệu- 350m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0982882***
-
Cao ốc sai phép ngay mặt đường cơ quan chức năng không phát hiện ra, Bộ Xây dựng nói gì?
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3/11, Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) đề cập tình trạng người dân sửa nhà trong ngõ sâu thanh tra xây dựng nắm được, trong khi công trình cao ốc ngay mặt đường sai phép, cơ quan chức năng lại không phát hiện ra....
-
Sở Xây dựng Bình Dương cảnh báo phạt thẳng tay chủ đầu tư “tái phạm”
Sở Xây dựng Bình Dương vừa gửi văn bản cảnh báo các chủ đầu tư các dự án, công trình xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và UBND huyện, thị xã, thành phố về việc xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng....
-
Nâng mức tiền phạt trong xây dựng, Uỷ ban MTTQ nói gì?
Chiều 25.5, bà Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩn...
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.