Mới đây tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn công tác của Chính phủ Singapore đã có buổi làm việc với Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) về dự án đầu tư và xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu điện sạch sang Singapore.
Đoàn công tác của Chính phủ Singapore gồm đại diện Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam, Lãnh sự quán Singapore tại TP.HCM, Bộ Thương mại, Cơ quan Quản lý thị trường năng lượng (EMA) và Sembcorp Utilities Ltd (SCU) - đối tác của PTSC trong dự án này.
Đoàn công tác của Chính phủ Singapore làm việc với Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam về việc triển khai dự án xuất khẩu 1,2 GW điện gió ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore
Tại buổi làm việc, PTSC và SCU đã trình bày về kế hoạch triển khai và đề xuất những cơ chế, chính sách để thực hiện dự án đầu tư và xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu điện sạch sang Singapore.
Với mục tiêu phát điện thương mại vào năm 2033, PTSC và phía đối tác Singapore đã vạch ra lộ trình cụ thể từ khâu khảo sát, phương án đầu tư và phát triển trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu khoảng 1,2 GW điện sạch sang Singapore thông qua tuyến cáp ngầm cao áp dưới biển với chiều dài gần 1.000 km.
Các cơ quan chức năng của Chính phủ Singapore khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ PTSC và SCU để thúc đẩy nhanh quá trình triển khai dự án. Điều này không chỉ giúp Singapore sớm đạt mục tiêu Net zero vào năm 2050 mà còn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương, hiện thực hóa quan hệ đối tác kinh tế số - kinh tế xanh giữa hai nước.
Theo PTSC, sau khi được trao Giấy khép khảo sát và Giấy phép nhập khẩu có điều kiện để xuất khẩu điện sạch từ Việt Nam sang Singapore từ các cơ quan chức năng của hai nước vào cuối năm 2023, PTSC và đối tác SCU sẽ đẩy mạnh triển khai các công việc tiếp theo để sớm hiện thực hóa dự án.
Trước đó, vào tháng 10/2023, Chính phủ Singapore đã trao Giấy phép nhập khẩu điện có điều kiện (Conditional Approval) cho liên doanh PTSC và đối tác SCU. Đây được xem là dấu mốc quan trọng đối với việc đưa dự án vào triển khai.
Dự án đầu tư và xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu điện sạch sang Singapore là một trong 5 trụ cột hợp tác chính giữa Việt Nam và Singapore theo bản nâng cấp thỏa thuận khung về kết nối hai nền kinh tế (CFA) ký tháng 8/2023 vừa qua nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Chính phủ Singapore Lý Hiển Long.
-
Tỉnh duy nhất của Việt Nam có 3 mặt giáp biển được đầu tư dự án điện gió 18.000 tỷ đồng
Với 3 mặt giáp biển và chiều dài bờ biển hơn 254km, thềm lục địa rộng lớn, tốc độ gió biển ven bờ trung bình từ 6,3-7 m/s, tỉnh Cà Mau được đánh giá có tiềm năng, lợi thế để phát triển các dự án điện gió.
-
Tại Việt Nam, Pacifico Energy hiện là nhà đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất của Mỹ với dự án điện mặt trời Mũi Né công suất 40 MW ở Bình Thuận và dự án điện gió Sunpro 30 MW ở Bến Tre.








-
Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với “ông lớn” năng lượng Pháp, bàn hợp tác thủy điện tích năng, điện hạt nhân
Tại buổi làm việc với Đại sứ Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đề nghị EDF phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng đầu tư vào các dự án thủy điện tích năng tại Việt Nam....
-
5 dự án điện gió vừa được tỉnh Trà Vinh chấp thuận chủ trương đầu tư nằm ở đâu, quy mô ra sao?
UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án nhà máy điện gió đặt tại thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải, với tổng mức đầu tư hơn 13.800 tỷ đồng.
-
Gần 15 tỷ USD đầu tư vào lưới điện: Cơ hội lớn cho ai?
Việc triển khai Quy hoạch điện VIII đang mở ra một giai đoạn đầu tư lớn cho hệ thống truyền tải điện tại Việt Nam, với tổng vốn lên tới 14,9 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030. Theo đó, nhiều doanh nghiệp thiết bị điện được cho sẽ hưởng lợi trong bối c...