Ngày 20/9 giờ địa phương, tại New York (Mỹ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu của Mỹ, trong đó có Pacifico Energy.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy Nate Franklin
Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh, đánh giá cao sự quan tâm, đầu tư tại Việt Nam của các tập đoàn, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Là nhà đầu tư năng lượng mặt trời lớn nhất tại Nhật Bản có trụ sở tại Mỹ, Pacifico Energy mong muốn tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Từ năm 2012 đến nay, Pacifico Energy đã huy động được trên 4,6 tỷ USD cho hàng chục dự án (cả điện mặt trời, điện gió, điện gió ngoài khơi, pin tích năng) với tổng công suất khoảng 8,5 GW trên toàn cầu, tập trung ở Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam.
Tại Việt Nam, Pacifico Energy hiện là nhà đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất của Mỹ với dự án điện mặt trời Mũi Né công suất 40 MW ở Bình Thuận và dự án điện gió Sunpro 30 MW ở Bến Tre.
Chủ tịch tập đoàn Pacifico Energy, ông Nate Franklin cho biết Việt Nam cùng Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 thị trường quan trọng nhất của tập đoàn. Ông khẳng định mong muốn tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam và chia sẻ về ý tưởng phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh tập đoàn đã quan tâm, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam, phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam; đề nghị Pacifico Energy liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam để triển khai các dự án theo quy định của pháp luật của Việt Nam.
Cho rằng, trong phát triển điện cần xem xét 5 yếu tố gồm: nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá thành điện, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn nghiên cứu kỹ, đầu tư lớn tại Việt Nam, song phải đảm bảo minh bạch, đúng pháp luật, nghiên cứu để có giá bán điện phù hợp với khả năng chi trả của người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
-
Những dự án điện gió, điện mặt trời nào không nộp hồ sơ bán điện?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết 1/8 cho thấy, còn 11 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 734,7 MW chưa gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện (trực thuộc EVN) để đàm phán giá điện.
-
Tập đoàn Singapore làm dự án điện gió tại Việt Nam để xuất khẩu
Sembcorp sẽ đẩy mạnh đầu tư năng lượng tái tạo với dự án điện gió ngoài khơi để xuất khẩu điện sang Singapore.
-
Tập đoàn Kosy chính thức vận hành thương mại nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu
Ngày 30/10/2021, toàn bộ các turbine của nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 - công suất 40,5 MW, do Công ty Cổ phần Điện gió Kosy Bạc Liêu – một thành viên của Tập đoàn Kosy làm chủ đầu tư, chính thức được công nhận vận hành thương mại (COD). Sự kiện đánh dấu một bước tiến chiến lược của Tập đoàn Kosy trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.








-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....
-
Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa
Hệ thống gồm 48 tấm pin quang điện, mỗi tấm có công suất 385W, được lắp dọc theo đường ray, với tổng công suất đạt 18kW. Theo kế hoạch, nhà máy điện mặt trời này sẽ sản xuất khoảng 16MWh điện mỗi năm....
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương lưu ý các địa phương khi lựa chọn nhà đầu tư dự án điện
Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các địa phương, đơn vị lựa chọn nhà đầu tư dự án điện đủ năng lực, cả về kỹ thuật lẫn tài chính. Đồng thời bám sát tiến độ dự án và kiên quyết thay thế những dự án chậm tiến độ với tinh thần đảm bảo nguồn và lưới điện...