Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường quặng sắt đang trải qua chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 6/2022. Cụ thể, giá quặng sắt phục hồi 27% từ quý 4/2022 đến quý 1/2023, được thúc đẩy bởi sản lượng và giá thép của Trung Quốc tăng theo mùa. Tuy nhiên, bước sang quý 2 năm nay, giá nguyên liệu này đã suy yếu rõ rệt, khi nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc phục hồi yếu hơn so với kỳ vọng.
Dự án hạ tầng, bất động sản có thể tăng tốc nhờ giá sắt thép giảm mạnh
Công ty sản xuất thép niêm yết lớn nhất Trung Quốc như Baoshan Iron & Steel Co, dự báo sản lượng thép thô của nước này trong năm 2023 sẽ không thay đổi, thậm chí có thể giảm so với năm 2022, do các chính sách hạn chế sản lượng thép của Chính phủ để hạn chế ô nhiễm.
Hiện quặng sắt vốn là nguyên liệu chính để sản xuất thép, nên triển vọng tiêu thụ bị ảnh hưởng nặng nề, khiến cho giá sắt lao dốc trong thời gian qua.
Tại châu Âu, Hiệp hội Thép Thế giới dự báo nhu cầu thép của khu vực này dự kiến sẽ giảm 0,4% trong năm nay, trước khi phục hồi 5,6% vào năm 2024. Trong khi đó, lãi suất và giá đất cao ở Mỹ đang gây áp lực tiêu cực lên hoạt động xây dựng, đặc biệt là nhà ở. Nhu cầu đối với quặng sắt và thép dự kiến sẽ giảm rõ rệt hơn trong nửa cuối năm 2023.
Hiện tại, Việt Nam nằm trong top 15 nước nhập khẩu và xuất khẩu thép trên thế giới, vì thế, giá quặng sắt hạ nhiệt sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước hưởng lợi khi chi phí đầu vào giảm xuống.
Bên cạnh đó, sắt thép cũng là nguyên liệu quan trọng của nền kinh tế, khi mà phần lớn sản lượng thép mỗi năm vẫn được tiêu thụ trong ngành xây dựng.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,83%, mức cao thứ 2 chỉ sau nhóm giáo dục. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng vẫn cao hơn 5,2% do giá nguyên vật liệu xây dựng như xi măng sắt thép, cát xây dựng cùng với chi phí giá thuê nhà ở tăng cao.
Với thép xây dựng, giá mặt hàng đã rẻ hơn 1-1,5 triệu đồng/tấn với 4 lần giảm liên tiếp sau đà tăng nóng từ đầu năm, đưa giá mặt hàng này về dưới 15 triệu đồng/tấn.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết, đà giảm của giá sắt thế giới sẽ giảm bớt áp lực lạm phát với các nhà điều hành chính sách, đồng thời giúp hạ nhiệt chi phí cho lĩnh vực xây dựng, thúc đẩy tiến độ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong giai đoạn tới.
Ngoài ra, các dự án đường cao tốc thường đòi hỏi nhiều thời gian với khối lượng nguyên vật liệu xây dựng lớn, nên đà giảm hiện nay của giá thép có thể sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tích lũy lượng hàng tồn kho giá rẻ, ông Phạm Quang Anh đánh giá.
-
Chưa tới 1 tháng, giá thép giảm 4 lần liên tiếp
Trong tháng 4/2023, giá thép trong nước đã rẻ hơn 1-1,5 triệu đồng/tấn với 4 lần giảm liên tiếp sau đà tăng nóng từ đầu năm.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....