Cuối tháng 4, nhiều công ty thép trong nước thông báo điều chỉnh giá bán. Theo đó, thép Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Việt Nhật, Việt Mỹ... đồng loạt giảm giá trên toàn quốc đối với sản phẩm thép cuộn xây dựng và thép cây ở mức trung bình 50.000-450.000 đồng/tấn (chưa bao gồm thuế VAT).
Mỗi tấn thép trong nước đã rẻ hơn 1-1,5 triệu đồng với 4 lần giảm liên tiếp sau đà tăng nóng từ đầu năm
Trong đợt điều chỉnh lần này, thép Việt Mỹ là một trong những thương hiệu giảm giá mạnh nhất trong lần này khi giảm 450.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và giảm 310.000 triệu đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá bán mới nhất của 2 loại thép này lần lượt 14,72 triệu đồng và 15,02 triệu đồng một tấn.
Thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc cũng điều chỉnh giảm 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 14,9 triệu đồng/tấn, loại D10 CB300 giảm 60.000 đồng/tấn xuống còn 15,39 triệu đồng/tấn. Giá bán mới của thép Hòa Phát tại khu vực miền Trung đang ở mức 14,9 triệu đồng/tấn với thép cuộn CB240 và 15,25 triệu đồng/tấn với loại D10 CB300 sau khi điều chỉnh giảm giá bán.
Tại khu vực miền Nam, Hòa Phát giảm 130.000 đồng/tấn loại thép cuộn nhưng tăng 200.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300. Theo đó, giá bán mới nhất trong ngày 28/4 của hai sản phẩm này hiện có giá lần lượt là 14,92 triệu đồng/tấn và 15,55 triệu đồng/tấn.
Các công ty thép đang áp dụng chính sách bán hàng 1 tuần 1 giá mới
Tương tự, Thép Việt Ý cũng có thông báo giảm 380.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 14,62 triệu đồng/tấn và tăng 50.000 đồng/tấn với mặt hàng thép cây, lên 15,3 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Đức cũng điều chỉnh hạ giá bán đối với thép CB240 và thép D10 CB300 lần lượt là 310.000 đồng/tấn và 100.000 đồng/tấn, giá sau giảm còn 14,64 triệu đồng/tấn và 15,25 triệu đồng/tấn.
Với đợt giảm mới nhất, các mặt hàng thép trong nước đã ghi nhận lần giảm giá thứ 4 liên tiếp trong tháng 4, tổng mức giảm khoảng 1-1,5 triệu đồng/tấn đưa giá mặt hàng này về dưới 15 triệu đồng/tấn.
Về nguyên nhân giảm giá thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết do nhu cầu thép toàn cầu sụt giảm, nhất là ở các khu vực Mỹ, EU và Trung Quốc chưa thấy tín hiệu kiểm soát được lạm phát. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước sụt giảm mạnh khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy nhanh hàng tồn kho.
Giá thép giảm được nhiều chủ thầu xây dựng kỳ vọng "dễ thở" hơn khi nhận các công trình nhà ở loại nhỏ. Bên cạnh đó, việc giá thép giảm phần nào sẽ thúc đẩy các công trình triển khai sớm hơn và nhanh hơn.
-
Giá thép xây dựng hôm nay 21/4: Giảm “sốc” hơn 1,1 triệu đồng/tấn
Giá thép trong nước lại được điều chỉnh giảm thêm với mức giảm cao nhất tới 1,1 triệu đồng/tấn. Đây là lần giảm giá thứ 3 liên tiếp trong tháng 4, sau chuỗi tăng giá phi mã hồi đầu năm.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....