Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 46,10 điểm tương đương 0,43% lên 10.858,14 điểm.
Chỉ số S&P 500 tăng 5,54 điểm tương đương 0,49% lên 1.147,70 điểm.
Chỉ số Nasdaq tăng 9,82 điểm tương đương 0,41% lên 2.379,59 điểm.
Từ đầu tháng 9/2010 đến nay, S&P 500 tăng 9,4% còn Dow Jones tăng 8,4% còn Nasdaq tăng 12,6%.
Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 9/2010 bất ngờ xuống mức 48,5; thấp hơn dự báo của các chuyên gia, từ mức 53,2 của tháng 8/2010. Các chuyên gia kinh tế đã dự báo chỉ số giảm xuống 52,1.
Ngày 21/09/2010, FED công bố sẽ đưa ra thêm biện pháp để cứu kinh tế Mỹ, thị trường dự đoán nhiều về khả năng các nhà hoạch định chính sách sẽ mua thêm trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ bổ sung vào lượng nắm giữ của Ngân hàng Trung ương. Ngày thứ Ba, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã mua 550 triệu USD trái phiếu ngừa lạm phát của Bộ Tài chính Mỹ.
Tiếp nối xu thế gần đây, khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mức thấp. Chỉ 7,63 tỷ cổ phiếu giao dịch trên các sàn NYSE, the American Stock Exchange và Nasdaq. Mức khối lượng giao dịch trung bình của năm 2009 đạt 9,65 tỷ cổ phiếu.
Trên sàn NYSE, cứ 7 cổ phiếu tăng điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, cứ 2 cổ phiếu đi lên, 1 cổ phiếu đi xuống.
Citigroup dự báo TTCK Mỹ sẽ tăng điểm
Theo dự báo của chuyên gia Tobias Levkovich tại Citigroup, chỉ số về niềm tin nhà đầu tư Mỹ đã ở mức cho thấy thị trường Mỹ sẽ tăng điểm trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng tới.
Mô hình Panic/Euphoria của Citigroup giảm xuống mức khoảng âm 0,49 trong tháng 9/2010. Tháng 3/2009, chỉ số đã giảm xuống âm 0,46 khi đó chỉ số S&P 500 đã bắt đầu quá trình tăng tới 80% nhờ nỗ lực của chính phủ Mỹ trong vực dậy kinh tế nước này.
Chỉ số đã rơi xuống mức âm 0,36 vào tháng 12/2001 khi đó chỉ số S&P 500 bước vào khoảng thời gian tăng điểm kéo dài 5 năm và lên mức 1.565,15 điểm vào tháng 10/2007.
Chiến lược gia Levkovich thuộc Citigroup khẳng định: “Nếu vượt qua mốc đó, khả năng 90% thị trường chứng khoán sẽ tăng điểm trong 6 tháng tới. Khả năng thị trường chứng khoán tăng trong 12 tháng đạt 97%.”
TTCK châu Âu mất điểm
Thị trường chứng khoán châu Âu trong khi đó giảm điểm khi
giá trái phiếu của Ireland và Bồ Đào Nha hạ sâu, thị trường dự đoán nhiều về
khả năng khủng hoảng nợ châu Âu đang tồi tệ hơn. Thị trường còn lo lắng về khả năng Tây Ban Nha bị Moody hạ xếp hạng tín dụng.
Chỉ số Stoxx Europe 600 hạ 0,2% xuống 262,36 điểm. Chỉ số dù vậy vẫn tăng được 4,4% trong tháng này bởi nhà đầu tư dự báo về khả năng các biện pháp kích cầu sẽ giúp củng cố đà phục hồi kinh tế.
Chỉ số chính của TTCK tại 12/18 thị trường Tây Âu giảm điểm. Chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp hạ 0,1%; chỉ số DAX không thay đổi, chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 0,1%.
Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần
Ngày thứ Tư
Chủ tịch FED tại Minneapolis, Philadelphia, và Boston có bài phát biểu
Ngày thứ Năm
8h30 sáng: GDP Mỹ quý 2/2010 (Số liệu điều chỉnh lần 2)
8h30 sáng: Số lượng người thất nghiệp lần đầu tính theo tuần
9h45 sáng: Chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất Chicago
Chủ tịch FED có bài phát biểu
Ngày thứ Sáu
Doanh số bán xe ô tô Mỹ tháng 9/2010
8h30 sáng: Thu nhập và tiêu dùng cá nhân
9h55 sáng: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ
10h sáng: Chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ
10h sáng: Chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng Mỹ
Chủ tịch FED tại Dallas có bài phát biểu về kinh tế Mỹ
Buổi họp đầu tiên của Ủy ban giám sát ổn định tài chính (FSOC) bao gồm Bộ trưởng Tài chính Mỹ, chủ tịch FED, chủ tịch Ủy ban chứng khoán Mỹ, chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) và chủ tịch Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC). (chủ đề: quy định điều tiết mới dành cho ngành tài chính và việc cần “đánh sập” tổ chức tài chính tiềm ẩn rủi ro lớn đối với hệ thống tài chính)