Theo Bloomberg, Ấn Độ - quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới đang lên kế hoạch áp thuế 12% đối với hầu hết các loại thép nhập khẩu, trở thành quốc gia mới nhất trong làn sóng các nước tìm cách bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.
Cụ thể, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã đề xuất áp dụng mức thuế này trong vòng 200 ngày. Cơ quan Thương mại trực thuộc bộ đã mời lấy ý kiến phản hồi và sẽ đưa ra khuyến nghị cuối cùng sau một phiên điều trần sau đó.
“Các biện pháp tự vệ được sử dụng trong những thời điểm nhập khẩu tăng cao bất thường, gây bất lợi và không lường trước được, đe dọa gây ra thiệt hại vĩnh viễn cho ngành công nghiệp nội địa”, trích từ thông báo từ Bộ Thương mại Ấn Độ.
Ấn Độ lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu thép 12%
Được biết, nguyên nhân sâu xa đến từ cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra tại Trung Quốc, khiến nước này phải đẩy mạnh xuất khẩu thép, tạo ra tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng trên toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu vẫn còn yếu ớt.
Thêm vào đó, mức thuế 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa áp đặt cũng đang đe dọa đẩy lượng kim loại dư thừa này sang các thị trường khác.
“Xét về thị trường nội địa, chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều công suất mới được đưa vào, vì vậy sẽ có một phần hỗ trợ nhờ các mức thuế này,” ông Shankhadeep Mukherjee, chuyên gia phân tích cấp cao tại Tập đoàn CRU cho biết.
Ấn Độ đang gia nhập hàng ngũ các quốc gia như Arab Saudi, Việt Nam và Chile trong việc sử dụng các biện pháp thương mại nhằm hạn chế dòng thép giá rẻ tràn vào, trong bối cảnh lượng xuất khẩu thép từ Trung Quốc tăng vọt.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đã phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, khiến hàng loạt quốc gia đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại trong năm 2024. Dù Trung Quốc đã giảm sản lượng thép, nước này vẫn sản xuất vượt xa nhu cầu nội địa.
Nếu được áp dụng, mức thuế này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các nhà sản xuất thép nội địa như Jindal Steel and Power Ltd. và JSW Steel Ltd.
Theo dữ liệu mới nhất, lượng thép thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Ấn Độ đã tăng 80%, đạt 1,6 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm 2024. Một số nhà sản xuất trong nước đã đề nghị áp dụng thuế tự vệ trong vòng 4 năm.
Sản lượng thép của Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua, mặc dù sản lượng của nước này trong năm ngoái vẫn chỉ bằng khoảng 15% so với Trung Quốc.
Các nhà sản xuất thép của Ấn Độ đang có kế hoạch mở rộng mạnh mẽ trong dài hạn nhằm phục vụ quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của đất nước.
Nếu được áp dụng, biện pháp thuế này sẽ mang lại một phần hỗ trợ cho hàng loạt nhà sản xuất thép đã đề nghị mở cuộc điều tra thông qua Hiệp hội Thép Ấn Độ.
-
Động thái mới của quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới
Nhằm tránh rủi ro từ căng thẳng thương mại toàn cầu, các nhà máy thép của Trung Quốc đã đẩy mạnh giao hàng trong 2 tháng đầu năm nay.
-
Thuế nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ: Ông Trump tuyên bố KHÔNG CÓ NGOẠI LỆ
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm lên mức cố định 25%, không có miễn trừ hay ngoại lệ, trong một động thái nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp Mỹ.
-
Trong khi Hòa Phát thoát hiểm, Formosa và các doanh nghiệp xuất khẩu thép cuộn cán nóng khác của Việt Nam phải chịu mức thuế tạm thời 12,1% khi nhập khẩu vào EU.
-
Canada áp thuế trả đũa lên 20 tỷ USD hàng hóa của Mỹ: Từ thép, nhôm đến đồ thể thao đều góp mặt
Canada công bố áp thuế trả đũa lên 29,8 tỷ CAD (20,6 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, bao gồm 8,7 tỷ USD sản phẩm thép, 2,1 tỷ USD sản phẩm nhôm và 9,86 tỷ USD các mặt hàng tiêu dùng khác, từ máy tính đến đồ thể thao.








-
Hàng trăm nghìn tấn hàng từ Mỹ ồ ạt đổ bộ Việt Nam với giá siêu rẻ, nhập khẩu tăng 50% so với cùng kỳ
Mỹ hiện là nhà cung cấp phế liệu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Vụ EU điều tra bán phá giá với thép HRC nhập khẩu, một “ông lớn” ngành thép đón nhận tin vui bất ngờ
EU vừa chính thức áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam. Riêng thuế với Thép Hòa Phát Dung Quất là 0%.
-
Một mặt hàng của Việt Nam được Mỹ và cả ASEAN ráo riết “săn lùng”, thu về hơn 1,7 tỷ USD kể từ đầu năm
Mỹ đã chi hơn 200 triệu USD để nhập khẩu 349.000 tấn mặt hàng này của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.