Suất tái định cư của Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn đang được rao bán tràn lan
Bán “lúa non”
Trong vai người cần mua đất nền tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, chúng tôi được tay “cò” đất chuyên nghiệp tên Vũ giới thiệu, ông H. ở xã Suối Trầu (cũ) có 2 suất tái định cư mặt tiền đường tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn cần bán, với giá 800 triệu đồng. Nếu đồng ý mua, Vũ làm hợp đồng đặt cọc, chúng tôi sẽ phải thanh toán trước 750 triệu đồng, khi nào nhận được đất sẽ thanh toán phần còn lại.
Vũ nói thêm, ông H. sẽ viết giấy tay nhận tiền cọc và giao sổ hộ khẩu cho chúng tôi cất giữ. Việc cho người mua giữ sổ hộ khẩu là tránh trường hợp ông H. bán cho nhiều người. Khi nào ông H. nhận đất sẽ làm thủ tục sang nhượng. Theo người dân địa phương, muốn đầu tư đất nền tại khu tái định cư này hiện không dễ, phải mua qua tay 2-3 người.
Ngoài trường hợp mua bán “lúa non” kể trên, tức là mua từ người trong diện tái định cư nhưng chưa nhận đất, thì tại đây cũng có nhiều trường hợp mua lại đất nền từ những người đã bốc thăm vị trí đất trong khu tái định cư. Vũ cho chúng tôi xem chiếc thẻ bằng giấy màu xanh, nói là phiếu xác nhận vị trí lô đất tái định cư Lộc An - Bình Sơn sẽ được nhận trong thời gian tới. Lô đất này có diện tích 125m² và đường 15m, được rao bán với giá 2,6 tỷ đồng. Vũ khẳng định, mua bán phiếu nhận nền tái định cư thì rủi ro thấp hơn hình thức mua “lúa non”, vì ít khi xảy ra việc tranh chấp, kiện tụng.
Theo tìm hiểu của PV Báo SGGP, nhiều gia đình được tái định cư trong dự án sân bay quốc tế Long Thành trong diện nghèo. Khi nhận được nền đất tái định cư, họ còn phải đóng tiền sử dụng đất theo quy định, đối với các lô tái định cư phụ thì còn phải đóng thêm 50% tiền cơ sở hạ tầng; chưa tính tiền xây nhà, đóng thuế... Không kham nổi, họ bán lại suất tái định cư của mình để đi khu vực khác mua với giá rẻ hơn.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Hiện xung quanh khu vực tái định cư Lộc An - Bình Sơn xuất hiện nhiều nhóm “cò” đất chuyên thu gom các suất tái định cư rồi bán lại cho những người đầu tư đến từ các tỉnh, thành lân cận hưởng chênh lệch. Tất cả giao dịch này đều là giao dịch giấy tay.
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, chuyên gia luật ở Đồng Nai, cách đầu tư này tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý, vì nhà ở tái định cư được cấp cho người dân nhận đền bù, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên họ. Do vậy, khi người bán đã nhận được tiền từ người mua thì không loại trừ trường hợp người mua lẩn tránh việc sang nhượng. Ngoài ra, rủi ro còn có thể xảy ra trong quá trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bởi giấy này cấp cho người nhận tái định cư, nếu được chuyển nhượng nhiều lần thì người cuối cùng sở hữu sẽ khó tìm ra người đầu tiên để làm thủ tục. Trong một số trường hợp, người chủ gốc còn gây khó khăn trong thủ tục chuyển nhượng, đòi thêm chi phí phát sinh...
Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Lê Văn Tiếp, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành, cho biết, chính quyền địa phương đã nắm được việc mua bán suất tái định cư của Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Để chấn chỉnh tình trạng này, huyện Long Thành đã chỉ đạo các cơ quan chức năng huyện, chính quyền các xã quanh khu vực này tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên bán đất khi chưa được giao đất, vì điều này không đúng với quy định pháp luật và dễ dàng nảy sinh các vấn đề tranh chấp phức tạp về sau. Đồng thời, UBND huyện cũng đã có văn bản yêu cầu cán bộ, công chức các cơ quan không được tham gia, liên quan đến việc mua bán đất tái định cư, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
Theo ông Tiếp, trong số hộ dân đã đến nhận tiền bồi thường và bốc thăm suất tái định cư cũng có trường hợp được chủ đất ủy quyền, nhưng số lượng bao nhiêu trường hợp được ủy quyền thì huyện chưa thống kê cụ thể. Đối với những trường hợp được ủy quyền phải đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì UBND huyện Long Thành mới giải quyết.
-
Đồng Nai sẽ mạnh tay thu hồi dự án quá hạn
Rà soát, kịp thời thu hồi các dự án chậm thực hiện để mời gọi nhà đầu tư mới có tiềm lực triển khai theo quy hoạch hoặc xóa quy hoạch dự án trả lại quyền lợi cho người dân.
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Đồng Nai cưỡng chế thu hồi đất của 36 hộ dân để làm dự án đường ven sông gần 2.000 tỉ đồng
36 hộ dân thuộc dự án đường và kè ven sông Đồng Nai dù đã được các cơ quan thẩm quyền thực hiện đầy đủ thủ tục về hỗ trợ, đền bù, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhưng không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án nên chính quyền tiến hành cưỡng ch...