Từ đầu năm 2023, những khó khăn của thị trường bất động sản đã tác động rất mạnh tới tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng, trong đó, sản lượng sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, sản xuất thép thô 4 tháng đầu năm đạt gần 6 triệu tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ thép trong giai đoạn này đạt khoảng 6,1 triệu tấn, giảm 18%, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 518.000 tấn, giảm 78% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng sản xuất thép xây dựng 4 tháng đầu năm nay đạt 3,44 triệu tấn, giảm 26,4%; tiêu thụ đạt 3,36 triệu tấn, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo, sản xuất thép năm 2023 của Việt Nam sẽ tăng 2-3% so với năm 2022 nhưng thị trường vẫn phức tạp, khó lường, giá nguyên vật liệu thép còn nhiều biến động.
Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế VAT cho các sản phẩm thép từ 10% xuống 8%
Theo VSA, thị trường bất động sản trì trệ cùng với hệ thống ngân hàng siết chặt tín dụng nên sử dụng thép xây dựng ở mức thấp so với kỳ vọng vào mùa xây dựng sau tết. Ngoài ra, giá nguyên liệu tăng nhiều khiến các nhà máy trong nước tăng giá nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ.
Mới đây, ngày 7/6, nhiều doanh nghiệp thép tiếp tục thông báo giảm giá đối với sản phẩm thép cuộn CB240, với mức giảm từ 200.000-610.000 đồng/tấn. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp giữ nguyên mức giá đối với thép thanh vằn D10 CB300.
Cụ thể, so với lần điều chỉnh giảm vào cuối tháng 5, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc lần này giảm thêm 210.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240, xuống 14,49 triệu đồng/tấn; dòng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn được giữ ở mức giá 14,89 triệu đồng/tấn.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước ghi nhận 9 lần giảm liên tiếp, tuỳ thương hiệu mà tần suất điều chỉnh giá khác nhau. Hiện mặt bằng giá thép đã xuống mức 14 triệu đồng/tấn.
Để tăng tiêu thụ thép trong nước, đại diện VSA đã kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế VAT cho các sản phẩm thép từ 10% xuống 8%. Bên cạnh đó, xem xét hạ lãi suất và ưu tiên cho vay với lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất; cập nhật thông tin và có cảnh báo kịp thời, tư vấn cho doanh nghiệp về biện pháp ứng phó với rào cản thương mại từ các nước.
Kiến nghị cơ quan Nhà nước tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp thép xuất khẩu các mặt hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép hàn đã đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước...
Đồng thời, cũng kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công đạt 95-100% kế hoạch năm, khơi thông dòng vốn cho bất động sản, nhất là bất động sản công nghiệp và bất động sản nhà ở, đơn giản thủ tục gói 120.000 tỷ đồng để người dân dễ dàng tiếp cận vay vốn kịp thời, doanh nghiệp có vốn hoạt động
-
Lãi suất “hạ nhiệt”, ngành thép và bất động sản được hưởng lợi?
Với quyết định hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Mirae Asset cho rằng có 5 ngành đang có mức vay nợ cao sẽ hưởng lợi trong ngắn hạn. Trong đó, thép là ngành sẽ có khả năng cải thiện tăng lợi nhuận trước thuế cao nhất, ở mức 4,2%.
-
Chính phủ đồng ý phương án giảm 2% thuế VAT, từ 10% về 8%
Văn phòng Chính phủ ngày 17/4 có văn bản truyền đạt ý kiến Phó thủ tướng Lê Minh Khái về đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT), từ 10% xuống 8%.
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Triển vọng ngành thép 2025 ra sao khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục?
Thị trường thép năm 2025 được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ thị trường bất động sản hồi phục, hoạt động xây dựng cải thiện; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cao nhất từ trước tới nay với nhiều dự án trọng điểm tới hạn hoàn thành trong năm....