Tổng Công ty Viglacera - CTCP (mã chứng khoán VGC) tiền thân là Công ty Gạch Ngói Sành Sứ, được thành lập từ năm 1974.
Năm 2000, doanh nghiệp này bắt đầu rót tiền vào bất động sản và gần đây trở thành lĩnh vực có vai trò dẫn dắt, đóng góp chính vào mức tăng trưởng lợi nhuận.
Viglacera thường được biết đến với dự án KCN Yên Phong, nơi Samsung đặt nhà máy sản xuất. Doanh nghiệp này được đánh giá là một trong những đơn vị có quỹ đất KCN lớn tại miền Bắc với vị trí thuận lợi và giá chào thuê cao.
Hiện tại, Viglacera đang sở hữu và vận hành 15 KCN với tổng diện tích hơn 4.200 ha, thu hút 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 18 tỷ USD vốn FDI.
Trong đó, có các doanh nghiệp tên tuổi lớn trên thế giới như Tập đoàn Samsung, Amkor, Canon, Hyosung, Anam Electronics, IRC Tire, Toyoda Gosei… Đến năm 2025, doanh nghiệp này cho biết sẽ nâng tổng số KCN lên 20, tổng diện tích tăng thêm khoảng 2.000 - 3.000 ha.
Hụt thu từ cho thuê đất công nghiệp, Viglacera mất gần nửa lợi nhuận trong quý 3/2024
Mới đây, Viglacera vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu thuần hợp nhất giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, còn 2.834 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu từ mảng bất động sản KCN đi xuống.
Trong quý vừa qua, mảng cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng của Viglacera mang về 1.326 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ quý 3/2023, mảng này mang về 2.234 tỷ đồng.
Ngoài mảng bất động sản KCN giảm sức hút, các công ty con, công ty liên kết nhóm kính của tổng công ty cũng gặp khó trong việc tiêu thụ, giá bán giảm, sản lượng giảm, dẫn đến khoản lỗ 36 tỷ đồng.
Trong kỳ, công ty đã cắt giảm 25 tỷ đồng tiền lãi vay nhưng lại phát sinh 30 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.
Sau khi trừ thêm các loại chi phí khác và thuế, Viglacera lãi ròng 234 tỷ đồng quý 3, giảm 46%.
Lũy kế 9 tháng năm 2024, nhà phát triển bất động sản KCN này ghi nhận 8.185 tỷ đồng doanh thu và 643 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 20% và 47% so với cùng kỳ.
Trong khi doanh thu nhận trước của hoạt động cho thuê đất KCN ghi nhận 2.594 tỷ đồng, Viglacera cho biết sẽ thực hiện ghi nhận khoản doanh thu này trong 12 tháng tới. Ngoài ra công ty cũng đã nhận trước 244 tỷ đồng tiền đặt cọc thuê đất KCN.
Đến cuối năm 2023, quỹ đất KCN của Viglacera còn lại khoảng 848 ha. Trong năm nay, doanh nghiệp sẽ tập trung cho thuê đất tại KCN Yên Mỹ, Phong Điền, Thuận Thành, Tiền Hải, Yên Phong 2C, Đông Mai, Yên Phong mở rộng, Đồng Văn IV.
Công ty dự kiến thành lập các pháp nhân, chi nhánh mới để triển khai thực hiện các KCN Phù Ninh (400 ha), Bắc Sơn (200 ha) tại Phú Thọ; Đông Mai mở rộng (150 ha) tại Quảng Ninh; Trấn Yên (255 ha) tại Yên Bái; Tây Phổ Yên (868 ha), Sông Công II (296 ha) tại Thái Nguyên; KCN Số 1 (260 ha) tại Hưng Yên và KCN Dốc Đá Trắng (288 ha) tại Khánh Hòa.
Tại thời điểm kết thúc quý 3/2024, tổng tài sản của Viglacera không biến động đáng kể, đạt trên 24.200 tỷ đồng. Nợ phải trả của doanh nghiệp là gần 14.300 tỷ đồng, trong đó nợ vay chiếm khoảng 35%.
-
Viglacera lập công ty con vốn 600 tỷ, chưa công bố lĩnh vực kinh doanh
HĐQT Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) vừa công bố nghị quyết thông qua việc phê duyệt đề án thành lập và việc góp vốn để lập CTCP Viglacera Phú Thọ.
-
Bán 3.000 căn nhà ở xã hội với giá 8-10 triệu đồng/m2, Viglacera đang kinh doanh ra sao?
Lãnh đạo Viglacera cho biết doanh nghiệp này đang triển khai xây nhà ở xã hội tại Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam và Phú Thọ với quy mô hơn 10.000 căn và hiện có khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội giá dưới 600 triệu đồng/căn đang chờ tung ra thị trường.
-
Doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm báo lãi quý 3/2024 gấp 41 lần cùng kỳ
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán KBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt hơn 950 tỷ đồng và lãi ròng hơn 196 tỷ đồng, lần lượt gấp 3,8 lần và hơn 41 lần so với cùng kỳ năm trước....
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam rót hơn 52.500 tỉ vào dự án Dung Quất 2
Hòa Phát đã rót thêm vào dự án này gần 30.000 tỉ đồng, qua đó nâng tổng vốn đầu tư lũy kế đã giải ngân đến cuối quý 3/2024 lên 52.500 tỉ đồng.
-
Doanh thu không bù đắp nổi chi phí, doanh nghiệp xi măng “ngậm ngùi” báo lỗ
Giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao đã đẩy các doanh nghiệp xi măng vào tình thế khó khăn, thua lỗ trong quý 3/2024, khiến áp lực tài chính càng thêm nặng nề.