Tại Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 19, nhiệm kỳ 2020-2025, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024. Theo đó, các chỉ tiêu sản xuất hoàn thành vượt mức từ 6% đến 24% kế hoạch Chính phủ giao.
So với năm 2023, PVN có 4 chỉ tiêu sản xuất trọng yếu tăng trưởng, gồm sản xuất urea tăng 4,6%; sản xuất điện tăng 25,8%; sản xuất xăng dầu (bao gồm NSRP) tăng 6,7%; sản xuất NPK tăng 19,5%.
PVN đạt hơn 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024
Về tài chính, doanh nghiệp này đã về đích trước kế hoạch cả năm từ 3-7 tháng, vượt 34% đến 3,4 lần kế hoạch được giao và tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, tổng doanh thu của PVN tăng 6%; nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn tăng 9%; doanh thu hợp nhất tăng 9%. Đặc biệt, đây là năm thứ 3 liên tiếp doanh nghiệp này phá kỷ lục về tổng doanh thu và cán mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước Covid-19 và tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản hợp nhất của PVN đạt hơn 1 triệu tỷ đồng; vốn chủ sở hữu hơn 530.000 tỷ đồng.
Tổng doanh thu bình quân hằng năm tương đương khoảng 9-10% GDP của cả nước; nộp ngân sách Nhà nước bình quân hằng năm đạt 9-9,5% tổng thu ngân sách của cả nước.
Hiện nay, hằng năm PVN cung cấp gần 9-11 tỷ m3 khí cho sản xuất 35% sản lượng điện quốc gia, 70% sản lượng đạm và 70-80% lượng khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng của cả nước.
PVN cũng là doanh nghiệp đứng thứ 2 về cung cấp điện với tổng công suất các nhà máy điện đạt 6.605 MW, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng điện quốc gia.
-
PVN lãi hơn 155 tỷ mỗi ngày, tài sản chạm ngưỡng 1 triệu tỷ
9 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ước lãi trước thuế ở mức 42.500 tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch cả năm.
-
“Vua gỗ” một thời giá cổ phiếu thua ly trà đá, vừa “bắt tay” với chủ nợ lớn nhất, được cấp thêm gói tín dụng trăm tỷ
Gỗ Trường Thành từng được ví là “vua gỗ”, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm gỗ nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lũy kế lên đến 3.268 tỷ đồng....
-
Sức khỏe tài chính của “ông lớn” ngành nhựa này ra sao mà phải “giấu lỗ” dẫn đến bị phạt?
Rạng Đông Holding từng là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa. Sau đó, công tychuyển sang mô hình holding (công ty mẹ có nhiều công ty con) và đầu tư thêm bất động sản, khu công nghiệp....
-
“Giấu lỗ” trong báo cáo tài chính, đại gia ngành nhựa Rạng Đông Holding bị xử phạt ra sao?
Ngoài việc không công bố các thông tin tài chính đúng thời hạn, Công ty CP Rạng Đông Holding còn thông tin sai lệch về lợi nhuận sau thuế năm 2023, từ lỗ thành lãi.