“Chết” hàng loạt
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 31-12-2012, trong gần 56.000 DN xây dựng và kinh doanh BĐS đang hoạt động, chỉ có hơn 37.000 DN có lãi, số DN kinh doanh thua lỗ lên tới 17.000 (năm 2011 gần 15.000 DN); số DN dừng hoạt động hoặc giải thể là hơn 2.600 (năm 2011 hơn 2.400 DN), trong đó có 2.110 DN xây dựng, 527 DN kinh doanh BĐS.
So với năm 2011, tỷ lệ DN giải thể, dừng hoạt động của ngành xây dựng, BĐS tăng 9,4%, trong đó DN xây dựng tăng 6,2%, DN kinh doanh BĐS tăng 24,1%.
Các DN BĐS đang trông chờ những chính sách cụ thể từ |
Tình hình sản xuất kinh doanh của các “ông lớn” tổng công ty (TCT) nhà nước thuộc Bộ Xây dựng quản lý cũng không tươi sáng hơn. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt thấp so với năm 2011 và khó khăn là tình trạng chung của các DN (có rất ít DN hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2012), trong đó khối sản xuất vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng nặng nhất, hàng tồn kho cao, không phát huy được công suất sản xuất của dây chuyền, thiết bị.
Một số DN lớn như HUD, TCT Lắp máy Việt Nam, TCTCP Sông Hồng, TCT Xây dựng số 1… đều không đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012. Cũng theo Bộ Xây dựng, kinh doanh nhà ở, BĐS bị đình đốn do thị trường trầm lắng, nhiều dự án phát triển nhà ở và đô thị hoặc triển khai chậm hoặc tạm dừng do thiếu vốn hay tiếp cận nguồn vốn khó khăn, kể cả các dự án đầu tư NOXH.
Tỷ lệ sản phẩm NOXH/nhà ở thương mại tại hầu hết dự án đều rất thấp và chậm triển khai, trong khi nhu cầu loại hình nhà ở này lại cần thiết cho bộ phận lớn người dân. Hoạt động kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết kém hiệu quả, mức lợi nhuận thấp và chỉ đạt từ 0,1-2% trên vốn công ty mẹ đầu tư đã làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của các TCT.
2012 cũng là một năm khó khăn đối với ngành vật liệu xây dựng khi các DN vật liệu xây dựng tiếp tục lâm vào tình trạng bi đát. Nhiều nhà máy gạch ốp lát đã phải dừng sản xuất từ 2-3 tháng vì tiêu thụ chậm; công suất hiện có được khai thác thấp, chỉ vào khoảng dưới 50%, lượng hàng tồn kho lớn...
Kính xây dựng cũng không khá hơn, kính nổi tồn kho trung bình của cả nước là 5 tháng sản xuất, cá biệt có DN tồn 6 tháng sản xuất; kính cán có 4 dây chuyền, đã phải dừng sản xuất 3 dây chuyền; kính gia công bị cạnh tranh mạnh hơn, giảm sản lượng 40-50% so với năm 2011... Lượng tồn kho của gốm sứ xây dựng cũng tăng lên 20%, gạch ceramic là 400 triệu m2.
Chuyển đổi - lối thoát duy nhất?
Tháo gỡ khó khăn cho các DN BĐS, từ đó giải quyết vấn đề nợ xấu của ngân hàng, hàng tồn kho, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được các cơ quan chức năng chú trọng.
Trong các phương án tháo gỡ khó khăn cho DN BĐS, phương án được tập trung nhất là cho phép các DN được phép chuyển đổi nhà ở thương mại sang NOXH để giải phóng hàng tồn kho, tạo tính thanh khoản cho thị trường.
Theo đó, DN BĐS khi thực hiện việc chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang dự án NOXH sẽ được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi, miễn giảm như không phải nộp tiền sử dụng đất, ưu tiên vay vốn. Ngoài ra, thuế thu nhập DN thời gian tới sẽ chỉ còn 10% thay vì 25% như hiện nay.
Thuế VAT người mua nhà phải nộp trước đây chiếm 10% giá bán thì thời gian tới sẽ giảm còn 5%. Lãi suất cho người mua nhà đang được tính toán hỗ trợ ở mức dưới 7-8%/năm.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, với những chính sách hỗ trợ trên, mức giá NOXH chỉ còn khoảng 10 triệu đồng/m2. Như vậy, giá căn hộ chỉ còn khoảng trên 300 triệu đồng/căn. Đây là mức giá nhiều người mua nhà có khả năng thanh toán được.
Theo nhiều DN BĐS, đây có thể là “ánh sáng” của đường hầm, bởi trong điều kiện thị trường “ngủ đông” như hiện nay, mức giá 300 triệu đồng có thể “đánh thức” người mua.
Ông Đoàn Châu Phong, Phó Tổng giám đốc Vinaconex - một trong những đơn vị tiên phong chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang NOXH, cho rằng khi thị trường BĐS đảo chiều, phân khúc nhà ở thương mại sẽ khép lại, thay vào đó là sự chuyển đổi sang NOXH và đây là hướng đi DN cần nắm lấy.
Tuy nhiên, một số DN cũng cho rằng hiện đang phải nghe ngóng và chờ những chính sách cụ thể từ Bộ Xây dựng, bởi đối với một số dự án, chuyển đổi không phải là đơn giản.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, bộ sẽ nhanh chóng ban hành các quy định về việc chuyển đổi để tạo cơ chế thuận lợi cho các DN. Muộn nhất là từ quý II-2013, các dự án nhà ở thương mại sẽ bắt đầu được chuyển đổi sang NOXH.
-
Dự án KĐT Yên Hòa “né” bồi thường theo giá thị trường?
Lô E4 Dự án Khu đô thị Yên Hòa được xác định là đất ở kinh doanh để xây các cao ốc vì mục đích thương mại. Nhưng Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng dân dụng Hà Nội đã quá hời khi “né” được khoản bồi thường đất theo giá thị trường, trị giá tiền tỷ. <br/br>
-
Bất động sản năm 2013: Kẻ lãng quên trở thành cứu cánh
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, NHNN sẽ dành khoảng 20 – 40 ngàn tỷ đồng với lãi suất thấp, kỳ hạn hợp lý hỗ trợ cho các NHTM Nhà nước cho người dân vay mua nhà ở. Bên cạnh việc đầu tư vốn thì các biện pháp giãn, giảm thuế nêu tại Nghị quyết 02 cũng được xem là giải pháp tốt cho thị trường BĐS trong giai đoạn hiện nay. <br/br>